Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính


Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính là một phần quan trọng trong kế toán doanh thu, phản ánh các nguồn thu từ hoạt động tài chính như lãi vay, cổ tức, hay lợi nhuận từ đầu tư. Việc hiểu rõ về tài khoản này không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác các dòng tiền tài chính mà còn hỗ trợ trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tài khoản 515 dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa của tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
Ý nghĩa của tài khoản 515 -Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính dùng để ghi nhận các khoản thu nhập từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tiền lãi: Lãi từ cho vay, tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi từ đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, và chiết khấu thanh toán trong mua bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Cổ tức và lợi nhuận chia: Lợi nhuận doanh nghiệp nhận được từ các khoản đầu tư sau ngày đầu tư.
  • Thu nhập từ đầu tư: Lợi nhuận từ mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn, lãi từ việc chuyển nhượng vốn hoặc thanh lý các khoản đầu tư vào các đơn vị khác.
  • Lãi tỷ giá: Lợi nhuận phát sinh từ biến động tỷ giá hối đoái trong kỳ và việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối kỳ.
  • Các khoản doanh thu tài chính khác: Bao gồm tất cả các khoản thu nhập tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tài khoản này giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác các nguồn thu từ hoạt động tài chính, góp phần trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính chung của công ty.

2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 515

Để đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong báo cáo tài chính, việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán đối với tài khoản 515 là điều kiện tiên quyết. Dưới đây là những nguyên tắc cụ thể tài khoản 515!

Nguyên tắc kế toán tài khoản 515 -Doanh thu hoạt động tài chính

Ghi nhận doanh thu từ hoạt động mua, bán chứng khoán kinh doanh

Khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán kinh doanh, doanh thu được ghi nhận dựa trên sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Giá vốn được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc phương pháp nhập trước, xuất trước, trong khi giá bán được tính theo giá trị hợp lý của khoản thu nhập thực tế nhận được.

Trong trường hợp mua bán chứng khoán dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu (ví dụ: hoán đổi cổ phiếu A lấy cổ phiếu B), kế toán xác định giá trị của cổ phiếu nhận được theo giá trị hợp lý tại thời điểm trao đổi như sau:

  • Cổ phiếu niêm yết: Giá trị hợp lý được xác định theo giá đóng cửa của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Nếu vào ngày trao đổi không có giao dịch, giá trị hợp lý sẽ là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước ngày trao đổi.
  • Cổ phiếu giao dịch trên sàn UPCOM: Nếu cổ phiếu nhận được giao dịch trên sàn UPCOM, giá trị hợp lý là giá đóng cửa công bố trên sàn UPCOM vào ngày trao đổi. Nếu sàn UPCOM không giao dịch vào ngày trao đổi, giá trị hợp lý lấy theo giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó.
  • Cổ phiếu chưa niêm yết khác: Đối với cổ phiếu chưa niêm yết, giá trị hợp lý được xác định theo giá thỏa thuận giữa các bên, hoặc có thể là giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi, hoặc giá trị sổ sách vào cuối quý trước liền kề.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu được tính theo công thức:

Giá trị của cổ phiếu = Tổng vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu hiện có tại thời điểm trao đổi

Cách xác định giá trị hợp lý này đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong việc ghi nhận doanh thu từ các giao dịch chứng khoán.

Ghi nhận doanh thu từ hoạt động mua, bán ngoại tệ

Doanh thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ được ghi nhận dựa trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua ngoại tệ, thể hiện qua lãi phát sinh từ giao dịch này.

Ghi nhận doanh thu từ tiền lãi gửi

Đối với lãi từ tiền gửi ngân hàng, doanh thu chỉ bao gồm lãi phát sinh từ các khoản gửi tiền thông thường, không bao gồm lãi từ tiền gửi liên quan đến các khoản vay tạm thời phục vụ cho mục đích xây dựng tài sản dở dang.

Ghi nhận doanh thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp

Lãi từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp chỉ được ghi nhận là doanh thu khi khoản lãi này chắc chắn sẽ thu được và số tiền gốc vay hoặc nợ gốc phải thu không bị phân loại là nợ quá hạn, từ đó không cần phải trích lập dự phòng.

Ghi nhận doanh thu từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu

Đối với lãi từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chỉ phần lãi phát sinh sau khi doanh nghiệp mua lại các khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu trong kỳ. Phần lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua lại sẽ được trừ vào giá trị gốc của khoản đầu tư đó, không ghi nhận là doanh thu.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 515 -Doanh thu hoạt động tài chính

Bên Nợ:

  • Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp được tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).
  • Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động tài chính sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.

Bên Có:

  • Các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

Lưu ý: Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính không có số dư cuối kỳ.

Lưu ý: Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính không có tài khoản cấp 2

Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Áp dụng đúng phương pháp kế toán giúp doanh nghiệp ghi nhận chính xác các giao dịch tài chính, đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý và tối ưu hóa việc quản lý tài chính. Tuy nhiên nếu áp dụng sai phương pháp kế toán có thể dẫn đến sai lệch báo cáo tài chính, vi phạm pháp lý, mất niềm tin từ đối tác và rủi ro tài chính nghiêm trọng.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với tài khoản 515

Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về phương pháp kế toán các giao dịch kinh tế liên quan đến tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính, cụ thể như sau:

a) Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia từ tiền phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư, sẽ được ghi nhận như sau:

  • Khi nhận thông báo về quyền nhận cổ tức hoặc lợi nhuận từ đầu tư, ghi:
    • Nợ TK 138 – Phải thu khác.
    • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Trường hợp nếu cổ tức hoặc lợi nhuận được chia bao gồm lãi tích lũy trước khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư, doanh nghiệp chỉ ghi nhận lãi phát sinh trong kỳ mua đầu tư là doanh thu tài chính. Phần lãi tích lũy trước đó được giảm trừ vào giá trị khoản đầu tư như trái phiếu hoặc cổ phiếu và hạch toán như sau:
    • Nợ TK 138 – Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận nhận được)
    • Có các TK 121, 221, 222, 2288 (phần cổ tức, lợi nhuận dồn tích trước khi mua lại đầu tư)
    • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần cổ tức, lợi nhuận từ các kỳ sau khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)
  • Trong cổ phần hóa, nếu cổ tức hoặc lợi nhuận được chia đã dùng để điều chỉnh giá trị đầu tư và tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp không ghi nhận là doanh thu tài chính mà giảm giá trị khoản đầu tư tài chính.
    • Nợ TK 138 – Phải thu khác (tổng số cổ tức, lợi nhuận được nhận)
    • Có các TK 121, 221, 222, 228 (phần lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp thực hiện mua khoản đầu tư).

b) Định kỳ chắc chắn thu được khoản lãi cho vay gồm: Lãi trái phiếu, lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác
    Nợ TK 121, 128 (trường hợp lãi cho vay được nhập vào gốc)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Bằng chứng chắc chắn thu được các khoản phải thu này gồm:

  • Với khoản phải thu gốc không được coi là nợ khó đòi, thuộc đối tượng cần lập dự phòng hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc diện khoanh nợ, giãn nợ
  • Phải có văn bản xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ
  • Kèm theo các bằng chứng liên quan (nếu có).

c) Khi nhượng bán hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính, ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131,…
    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu bán lỗ)
  • Có TK 121, 221, 222, 228
    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu bán có lãi).

d) Trong trường hợp hoán đổi cổ phiếu, kế toán ghi nhận dựa trên giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về nếu giá trị này cao hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu được mang đi trao đổi.

  • Nợ TK 121, 128 (cổ phiếu nhận về được ghi nhận theo giá trị hợp lý)
    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính: (chênh lệch nếu giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu trao đổi).
  • Có TK 121, 228 (giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)
    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: (chênh lệch nếu giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về lớn hơn giá trị ghi sổ cổ phiếu trao đổi)

đ) Kế toán bán ngoại tệ, ghi:

  • Nợ TK 111 (1111), 112 (1121) (theo tỷ giá thực tế bán)
    Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ)
  • Có TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ)
    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ)

e) Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định hoặc thanh toán chi phí bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 ghi:

  • Nợ TK 152, 156, 211 (ghi nhận theo tỷ giá thực tế)
  • Có TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán TK 111, 112)
    Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

g) Khi thanh toán tiền mua hàng bằng ngoại tệ nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 thấp hơn tỷ giá tại các TK nợ phải trả, ghi:

  • Nợ TK 331, 341…: (tỷ giá trên sổ tài khoản)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
    Có TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá trên sổ TK 111, 112)

h) Nhận tiền thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, khi tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu cao hơn tỷ giá được ghi sổ kế toán.

  • Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá giao dịch thực tế)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
    Có TK 131, 136, 138… (Tỷ giá trên sổ kế toán)

i) Bán hàng trả chậm hoặc trả góp, doanh thu bán hàng được ghi nhận theo giá bán trả ngay. Chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay được ghi nhận vào tài khoản 3387.

  • Nợ TK 111, 112, 131,…
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
    Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)
    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi trả chậm/trả góp định kỳ:

  • Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

k) Hàng kỹ, xác định và kết chuyển tiền lãi từ cho vay hoặc trái phiếu nhận lãi trước, ghi:

  • Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

l) Trường hợp giao dịch mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại (repo):

Khi bên mua thực hiện thanh toán số coupon mà họ nhận thay bên bán tại các thời điểm trong thời hạn hợp đồng, kế toán bên bán ghi nhận như sau:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 138
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính.

Khi phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua trái phiếu Chính phủ trong hợp đồng mua bán lại vào doanh thu định kỳ phù hợp với thời gian hợp đồng, hạch toán:

  • Nợ tài khoản 171 – Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính.

m) Chiết khấu thanh toán:
Khi nhận được khoản chiết khấu thanh toán do thực hiện thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo thỏa thuận với bên bán, kế toán ghi nhận:

  • Nợ tài khoản 331 – Phải trả người bán
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính.

n) Đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi:

Trường hợp giá vàng thị trường trong nước cao hơn giá trị ghi sổ, kế toán ghi nhận khoản lãi vào doanh thu tài chính:

  • Nợ các tài khoản 111, 112, 113
  • Có tài khoản 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính.

o) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, nếu phát sinh lãi từ chênh lệch tỷ giá, kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ khoản lãi này, ghi nhận:

  • Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

p) Vào cuối kỳ kế toán, thực hiện kết chuyển doanh thu từ hoạt động tài chính nhằm xác định kết quả kinh doanh, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Các quy định trên giúp doanh nghiệp ghi nhận đúng đắn và chính xác các khoản doanh thu từ lãi tiền gửi có kỳ hạn, đảm bảo tuân thủ các quy tắc kế toán và luật thuế hiện hành.

5. Ví dụ cụ thể về hạch toán tài khoản 515

Ví dụ 1:

Ngày 10.10.2024, Công ty Y nhập khẩu 1 lô hàng gồm 10 điện thoại di động với giá 800 USD/chiếc, tỷ giá 23.500. Ngày 20.06.2022, công ty Y thanh toán với tỷ giá 23.400.

  • Nợ TK 331: 800 USD x 23.500 = 18.800.000
  • Có TK 112: 800 USD x 23.400 = 18.720.000
    Có TK 515: 800 USD x 100 = 80.000

Ví dụ 2:

Ngày 15.11.2024, công ty B rút 300 USD bán thu bằng tiền mặt. Tỷ giá thực tế mua của ngân hàng tại thời điểm phát sinh là 23.050 VND/USD, tỷ giá trên sổ kế toán là 23.000 VND/USD.

  • Nợ TK 1111: 6.915.000 (300 USD x 23.050)
  • Có TK 1112: 6.900.000 (300 USD x 23.000)
    Có TK 515: 15.000

Ví dụ 3:
Doanh nghiệp C mua dịch vụ từ doanh nghiệp D với tổng giá trị 20.000.000 VND và được hưởng chiết khấu thanh toán 2% khi thanh toán ngay bằng tiền mặt.

  • Nợ TK 331: 20.000.000
  • Có TK 515: 400.000 (20.000.000 x 2%)
    Có TK 111: 19.600.000

Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính không chỉ là công cụ kế toán mà còn là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và gia tăng lợi nhuận bền vững. Việc hiểu rõ cách ghi nhận và quản lý doanh thu tài chính không chỉ đảm bảo tính minh bạch mà còn giúp doanh nghiệp khai thác tối đa cơ hội đầu tư. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tài khoản 515 hoặc các tài khoản khác, đừng ngần ngại liên hệ với dichvuketoan.pro.vn qua HOTLINE: 0932383089 để được hỗ trợ nhanh chóng!

6. Câu hỏi thường gặp

6.1 515 là tài khoản gì?

Tài khoản 515 trong hệ thống kế toán của Việt Nam là “Doanh thu hoạt động tài chính”. Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu thu được từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

6.2 Lãi chênh lệch tỷ giá cuối kỳ có tính vào thu nhập chịu thuế không?

Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái từ việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ, như tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, hoặc các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, sẽ không được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Tuy nhiên, chênh lệch tỷ giá từ việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản mục khác, như nợ phải trả hoặc vay, sẽ được đưa vào thu nhập chịu thuế.

6.3 Cần phân biệt doanh thu từ đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn không?

Cần. Vì doanh thu từ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn có thể ảnh hưởng khác nhau đến kết quả tài chính và chiến lược tài chính của doanh nghiệp.

6.4 Khi nào phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán đối với mọi khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ. Nếu giao dịch được thực hiện và thanh toán trong cùng một kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được hạch toán vào kỳ kế toán đó.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán trực tuyến. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Danh sách công ty.

 

Bài viết liên quan

Cách hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính – Tài khoản 515

Tài khoản 515 là gì? Nguyên tắc, kết cấu & cách hạch toán tài khoản 515 – doanh thu từ hoạt động tài chính như thế nào? Có ví dụ cụ thể. Cùng dichvuketoan.pro.vn tìm hiểu ngay nhé!

I. Tài khoản 515 là gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản 515

1. Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính là gì?

Tài khoản này là để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, lợi nhuận, cổ tức được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

Nguyên tắc kế toán tài khoản 515 gồm:

  • Lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi từ bán trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng khi mua hàng;
    ➣ Lãi cho vay, lãi từ bán trả chậm, trả góp: Doanh thu này chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay khoản nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng;
    ➣ Lãi nhận được từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại các khoản đầu tư này thì mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ, còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá gốc khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu đó;
  • Khi các nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu, các nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng của cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh BCTC, không ghi nhận giá trị cổ phiếu nhận được, không ghi doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty;
  • Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn dài hạn, lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý vào các khoản góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, đầu tư vốn khác: doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, giá vốn là giá trị ghi sổ và được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền, còn giá bán được tính theo giá trị hợp lý của khoản nhận được. Trường hợp mua bán chứng khoán dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu thì giá trị cổ phiếu nhận về tính theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi như sau:
    ➣ Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu niêm yết trên thị trường giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết của thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi. Trường hợp tại ngày trao đổi mà thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi;
    ➣ Đối với cổ phiếu nhận về là cổ phiếu chưa niêm yết được trên sàn giao dịch UPCOM, giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa được công bố trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi. Tại ngày trao đổi trên sàn UPCOM không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi;
    ➢ Đối với cổ phiếu nhận về chưa niêm yết khác giá trị hợp lý cổ phiếu là thỏa thuận giữa các bên hoặc lấy theo giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm cuối quý trước liền kề với ngày trao đổi, giá trị sổ sách của cổ phiếu được tính theo công thức:

    Giá trị sổ sách của cổ phiếu = Tổng vốn chủ sở hữu : Số lượng cổ phiếu tại thời điểm trao đổi
  • Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
  • Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
  • Lãi tỷ giá hối đoái gồm cả lãi do bán ngoại tệ: Doanh thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra;
  • Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

II. Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản doanh thu hoạt động tài chính 515

1. Kết cấu tài khoản 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính

Hạch toán bên nợ

  • Hạch toán số tiền thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp (nếu có);
  • Kết chuyển từ tài khoản doanh thu hoạt động tài chính 515 sang tài khoản 911 – kết quả kinh doanh.

>> Xem thêm:Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Hạch toán bên có

  • Số tiền lãi, lợi nhuận và cổ tức được chia của doanh nghiệp;
  • Lãi từ nhượng bán các khoản đầu tư giữa công ty mẹ vào công ty con, các công ty liên doanh, công ty liên kết;
  • Chiết khấu thanh toán trên số tiền được hưởng do mua hàng;
  • Lãi chênh lệch tỷ giá khi bán ngoại tệ;
  • Lãi phát sinh trong kỳ như lãi từ tiền vay;
  • Lãi tỷ giá hối đoái do cuối năm đánh giá lại những khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
  • Kết chuyển và phân bổ lại tỷ giá hối đoái của hoạt động xây dựng cơ bản, giai đoạn trước hoạt động được tính vào doanh thu hoạt động tài chính của năm trước đó;
  • Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.

Lưu ý:

  • Tài khoản doanh thu hoạt động tài chính không có số dư cuối kỳ;
  • Tài khoản doanh thu hoạt động tài chính không có tài khoản cấp 2.

2. Sơ đồ hạch toán tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính

III. Cách hạch toán tài khoản 515 – Doanh thu từ hoạt động tài chính

➤ Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từ hoạt động góp vốn đầu tư

  • Nhận thông báo cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động góp vốn đầu tư:
    Nợ TK 138…;
    Có TK 515.
  • Nếu cổ tức lợi nhuận được chia gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì kế toán phải phân bổ số tiền lãi này:
    Nợ TK 138: Tổng số cổ tức, lợi nhuận thu được;
    Có 121, 221, 222, 2288: Phần cổ tức, lợi nhuận dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư;
    Có TK 515: Phần cổ tức, lợi nhuận các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư.

➤ Định kỳ chắc chắn thu được khoản lãi cho vay gồm lãi trái phiếu, lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp
       Nợ TK 138;
       Nợ TK 121,128: Nếu lãi cho vay định kỳ được nhập vào gốc;
       Có TK 515.

  • Khoản phải thu gốc không bị coi là nợ khó đòi thì cần phải lập dự phòng, hoặc nợ không có khả năng thu hồi, không thuộc diện bị khoanh nợ, giãn nợ:
    ➣ Phải có xác nhận nợ và cam kết trả nợ của bên nhận nợ;
    ➣ Các bằng chứng khác nếu có.

Nhượng bán hoặc thu hồi những khoản đầu tư tài chính
       Nợ TK 111,112,131;
       Nợ TK 635: bán bị lỗ;
       Có TK 121,221,222,228;
       Có TK 515: bán có lãi.

Trường hợp hoán đổi cổ phiếu
      Nợ TK 121,128: Cổ phiếu nhận về theo giá trị hợp lý;
      Nợ TK 635: Chênh lệch giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về nhỏ hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi;
      Có TK 121,228: Cổ phiếu mang đi trao đổi theo giá trị ghi sổ;
      Có TK 515: Chênh lệch giá trị hợp lý cổ phiếu nhận về lớn hơn giá trị ghi sổ cổ phiếu mang đi trao đổi.

Bán ngoại tệ
      Nợ TK 111, 112: Tỷ giá thực tế;
      Nợ TK 635: Chênh lệch tỷ giá thực tế nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ;
      Có TK 111, 112: Tỷ giá ghi sổ;
      Có TK 515: Chênh lệch tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ.

Mua vật tư hàng hóa TSCĐ dịch vụ, trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh lớn hơn tỷ giá trên sổ
      Nợ TK 152,156,211: tỷ giá thực tế;
      Có TK 111,112: tỷ giá ghi sổ;
      Có TK 515: chênh lệch tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá ghi sổ.

Thanh toán tiền khi mua hàng bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá trên sổ kế toán TK 111,112 nhỏ hơn tỷ giá các TK nợ phải trả
      Nợ TK 331…;
      Có TK 515;
      Có TK 111,112.

➤ Thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ. Nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại lúc thu tiền cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán
      Nợ TK 111,112;
      Có TK 515;
      Có TK 131.

➤ Bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp ghi nhận doanh thu theo giá bán trả tiền ngay, chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào TK 3387
      Nợ TK 111,112,131;
      Có TK 511;
      Có TK 3387;
      Có TK 3331.

➤ Định kỳ xác định kết chuyển doanh thu tiền lãi trả chậm trả góp 
      Nợ TK 3387;
      Có TK 515. 

Hàng kỳ xác định và kết chuyển tiền lãi đối với khoản cho vay hoặc mua trái phiếu nhận lãi trước
      Nợ TK 3387;
      Có TK 515.

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng
      Nợ TK 331;
      Có TK 515.

Cuối năm xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ thì kết chuyển toàn bộ khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại
      Nợ TK 413;
      Có TK 515.

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và xác định kết quả kinh doanh
      Nợ TK 515;
      Có TK 911.

IV. Ví dụ cụ thể về hạch toán tài khoản 515

Ví dụ 1: Ngày 20.05.2021 Công ty X nhập khẩu 1 lô hàng 5 máy tính với giá 600usd/cái với tỷ giá 23.150. Ngày 30.05.2021 công ty X thanh toán với tỷ giá 23.050 
       Nợ TK 331: 600usd x 23.150;
       Có TK 112: 600usd x 23.050;
       Có TK 515: 600usd x 100.

Ví dụ 2: Ngày 30.05.2021 công ty A rút 200usd bán thu bằng tiền mặt, tỷ giá thực tế mua ngân hàng tại thời điểm phát sinh là 22.040đ/usd, tỷ giá trên sổ kế toán là 22.000đ/usd.
       Nợ TK 1111: 4.408.000 ( 200usd x 22.040);
       Có TK 1112: 4.400.000 (200usd x 22.000);
       Có TK 515: 8.000.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp A mua hàng của doanh nghiệp B số tiền là 10.000.000, doanh nghiệp A được hưởng chiết khấu thanh toán 1.5% trên giá thanh toán và trả bằng tiền mặt.
       Nợ TK 331: 10.000.000;
       Có TK 515: 150.000;
       Có TK 111: 9.850.000.

V. Câu hỏi thường gặp về TK 515

1. Lãi chênh lệch tỷ giá cuối kỳ có được đưa vào thu nhập chịu thuế hay không?

Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ bao gồm chênh lệch do đánh giá lại số dư cuối năm như: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Còn chênh lệch do đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản mục còn lại sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế như nợ phải trả, vay.


Ngọc Cầm – Phòng Kế toán dichvuketoan.pro.vn

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán online. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

 

Bài viết liên quan
Contact