Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu


Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu đóng vai trò quan trọng để ghi nhận chính xác các khoản chiết khấu, giảm giá hay hàng bán bị trả lại. Nhưng làm thế nào để hạch toán đúng các giao dịch này, đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ quy định kế toán? Bài viết dưới đây dichvuketoan.pro.vn sẽ  giải đáp chi tiết về những nguyên tắc và cách hạch toán tài khoản 521 mà nhiều bạn đọc quan tâm.

1. Mục đích sử dụng của tài khoản 521

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu được sử dụng để phản ánh những khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng hóa bị trả lại.
Mục đích sử dụng của tài khoản 521 -Các khoản giảm trừ doanh thu

Tuy nhiên, tài khoản này không phản ánh các khoản thuế giảm trừ khỏi doanh thu, như: Thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp. Việc phân bổ chính xác các khoản giảm trừ giúp doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác trong việc xác định doanh thu thực tế.

2. Nguyên tắc kế toán tài khoản 521

Nguyên tắc kế toán tài khoản 521 -Các khoản giảm trừ doanh thu

2.1 Điều chỉnh giảm doanh thu của tài khoản 521

Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, và hàng hóa bị trả lại phát sinh trong cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ được điều chỉnh trực tiếp vào doanh thu của kỳ đó.
  • Trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được tiêu thụ từ các kỳ trước, nhưng đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu, giảm giá hoặc hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp cần thực hiện điều chỉnh doanh thu như sau:
    • Nếu các khoản giảm trừ phát sinh trước thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xem đây là sự kiện cần điều chỉnh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu vào Báo cáo tài chính của kỳ trước.
    • Nếu các khoản giảm trừ phát sinh sau khi Báo cáo tài chính đã được phát hành, doanh nghiệp sẽ ghi giảm doanh thu trong kỳ phát sinh tiếp theo (kỳ sau).

2.2 Chiết khấu thương mại phải trả

Chiết khấu thương mại phải trả là khoản giảm giá mà doanh nghiệp bán hàng áp dụng cho khách hàng mua số lượng lớn sản phẩm. Việc kế toán chiết khấu thương mại được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Nếu hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng đã ghi nhận khoản chiết khấu thương mại trực tiếp vào số tiền thanh toán của khách hàng (giá trên hóa đơn đã trừ chiết khấu), thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không cần sử dụng tài khoản 521 (các khoản giảm trừ doanh thu). Trong trường hợp này, doanh thu sẽ được phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu (doanh thu thuần).
  • Đối với các khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho khách hàng nhưng chưa được trừ trực tiếp vào số tiền thanh toán trên hóa đơn, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu này cần phải theo dõi riêng biệt trên tài khoản 521 (các khoản giảm trừ doanh thu). Những tình huống thường gặp bao gồm:
    • Khi số chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng lớn hơn giá trị ghi trên hóa đơn cuối cùng. Tình huống này thường xảy ra khi khách hàng phải mua hàng nhiều lần mới đủ điều kiện để nhận chiết khấu, và khoản chiết khấu chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng.
    • Khi nhà sản xuất phải đợi đến cuối kỳ mới xác định được số lượng sản phẩm mà nhà phân phối (chẳng hạn siêu thị) đã tiêu thụ, từ đó mới có cơ sở tính toán khoản chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng hàng đã tiêu thụ.

2.3 Nguyên tắc thực hiện giảm giá hàng bán

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ giá trị cho khách hàng khi sản phẩm, hàng hóa không đạt chất lượng, bị hư hỏng hoặc không đúng quy cách theo thỏa thuận trong hợp đồng. Việc kế toán giảm giá hàng bán được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Nếu trong hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng đã ghi nhận khoản giảm giá trực tiếp vào số tiền khách hàng phải thanh toán (giá bán trên hóa đơn đã bao gồm giảm giá), thì doanh nghiệp (bên bán) không cần sử dụng tài khoản 521 (các khoản giảm trừ doanh thu). Trong trường hợp này, doanh thu sẽ được phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
  • Tài khoản 521 chỉ được sử dụng để ghi nhận các khoản giảm giá phát sinh sau khi đã hoàn tất giao dịch, ghi nhận doanh thu và phát hành hóa đơn. Các khoản này thường phát sinh khi doanh nghiệp chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn do hàng bán bị kém chất lượng, mất phẩm chất hoặc không đúng tiêu chuẩn đã cam kết.

2.4 Kế toán hàng bán bị trả lại đối với tài khoản 521

Tài khoản 521 -Các khoản giảm trừ doanh thu được sử dụng để ghi nhận giá trị hàng hóa, sản phẩm bị khách hàng trả lại, do các lý do như vi phạm cam kết hợp đồng, sản phẩm không đạt chất lượng, bị hư hỏng, không đúng chủng loại hoặc không đúng quy cách theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế.

2.5 Theo dõi chiết khấu, giảm giá và hàng trả lại theo khách hàng, sản phẩm

Kế toán cần theo dõi chi tiết các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng hóa bị trả lại theo từng khách hàng và từng loại sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp. Vào cuối kỳ, các khoản này sẽ được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 511 (Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) để xác định doanh thu thuần, phản ánh chính xác giá trị thực tế của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 -Các khoản giảm trừ doanh thu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 521 (Các khoản giảm trừ doanh thu) được quy định như sau:

Bên Nợ:

  • Chiết khấu thương mại đã chấp thuận thanh toán cho khách hàng;
  • Giảm giá hàng bán đã đồng ý cấp cho người mua;
  • Doanh thu của hàng hóa bị trả lại, đã hoàn tiền cho khách hàng hoặc trừ vào khoản phải thu của khách hàng đối với số hàng hóa, sản phẩm đã bán.

Bên Có: Cuối kỳ kế toán, toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại sẽ được kết chuyển sang TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

Lưu ý: Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.

Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Sơ đồ hạch toán tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Sơ đồ hạch toán tài khoản 521

4. Tài khoản cấp 2 tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Tài khoản cấp 2 tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Theo quy định tại Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Dùng để ghi nhận các khoản chiết khấu thương mại dành cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn, nhưng chưa được thể hiện trên hóa đơn tại thời điểm bán hàng hóa, sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ.
  • Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại: Sử dụng để phản ánh doanh thu của các sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đã bán nhưng bị khách hàng trả lại trong kỳ.
  • Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán: Ghi nhận các khoản giảm giá hàng bán áp dụng cho khách hàng do sản phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ cung cấp không đạt tiêu chuẩn, chưa được thể hiện trên hóa đơn tại thời điểm giao dịch.

5. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Phương pháp kế toán của tài khoản 521 -Các khoản giảm trừ doanh thu

Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Thông tư 200/2014/TT-BTC, phương pháp kế toán đối với một số giao dịch kinh tế chủ yếu liên quan đến tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu được hướng dẫn như sau:

a) Phản ánh số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán được giảm giá hoặc áp dụng chiết khấu thương mại cho khách hàng thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp cũng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp này, kế toán sẽ ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213);
  • Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (giảm thuế giá trị gia tăng đầu ra);
  • Có các TK 111, 112, 131,…

Trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã bán phải giảm giá hoặc chiết khấu thương mại cho khách hàng không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp, khoản giảm giá hàng bán được ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213);
  • Có các TK 111, 112, 131,…

Ví dụ: Công ty Maybe bán 1.000 sản phẩm cho khách hàng A với giá bán 500.000 VNĐ/sản phẩm (chưa có thuế GTGT), tổng cộng 500.000.000 VNĐ. Thuế GTGT là 10%. Sau khi thanh toán, công ty quyết định giảm giá 5% trên tổng giá trị chưa thuế (25.000.000 VNĐ). Giao dịch được ghi nhận như sau:

Ban đầu ghi nhận doanh thu và thuế GTGT:

  • Nợ TK 131: 550.000.000 (Tổng giá thanh toán bao gồm thuế GTGT)
  • Có TK 511: 500.000.000 (Doanh thu chưa có thuế GTGT)
  • Có TK 3331: 50.000.000 (Thuế GTGT đầu ra)

Ghi nhận khoản giảm giá hàng bán (5%):

  • Nợ TK 5211: 25.000.000 (Khoản giảm trừ doanh thu)
  • Nợ TK 3331: 2.500.000 (Thuế GTGT giảm tương ứng)
  • Có TK 131: 27.500.000 (Tổng số tiền giảm giá)

Cuối kỳ, kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu:

  • Nợ TK 511: 25.000.000
  • Có TK 5211: 25.000.000

b) Kế toán hàng bán bị trả lại

Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm hoặc hàng hóa bị trả lại, kế toán cần phản ánh giá vốn của hàng hóa bị trả lại như sau:

  • Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho, ghi nhận như sau:
    • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;
    • Nợ TK 155 – Thành phẩm;
    • Nợ TK 156 – Hàng hóa;
    • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
  • Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi nhận như sau:
    • Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa);
    • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm);
    • Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Thanh toán với khách hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

  • Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế giá trị gia tăng, ghi nhận như sau:
    • Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng);
    • Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế giá trị gia tăng hàng hóa bị trả lại);
    • Có các TK 111, 112, 131,…
  • Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, ghi nhận số tiền thanh toán với khách hàng về hàng bán bị trả lại như sau:
    • Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại;
    • Có các TK 111, 112, 131,…

Chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa bán bị trả lại (nếu có) sẽ được ghi nhận như sau:

    • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng;
    • Có các TK 111, 112, 141, 334,…

Ví dụ: Công ty Sinlen bán 500 sản phẩm cho khách hàng B với giá 300.000 VNĐ/sản phẩm (chưa có thuế GTGT). Tổng giá trị là 150.000.000 VNĐ, thuế GTGT 10%. Sau khi nhận hàng, khách hàng B trả lại 50 sản phẩm do lỗi sản xuất.

Ban đầu ghi nhận doanh thu và thuế GTGT:

  • Nợ TK 131: 165.000.000 (Tổng giá thanh toán bao gồm thuế GTGT)
  • Có TK 511: 150.000.000 (Doanh thu chưa có thuế GTGT)
  • Có TK 3331: 15.000.000 (Thuế GTGT đầu ra)

Khi nhận lại hàng bị trả lại (50 sản phẩm):

  • Nợ TK 5212: 15.000.000 (Doanh thu hàng bán bị trả lại, chưa thuế GTGT)
  • Nợ TK 3331: 1.500.000 (Thuế GTGT của hàng trả lại)
  • Có TK 131: 16.500.000 (Tổng giá trị trả lại bao gồm thuế GTGT)

Phản ánh giá vốn hàng bị trả lại (giá vốn 200.000 VNĐ/sản phẩm):

  • Nợ TK 156: 10.000.000 (Giá vốn hàng trả lại: 50 sản phẩm x 200.000 VNĐ)
  • Có TK 632: 10.000.000 (Giá vốn hàng bán bị trả lại)

Cuối kỳ, kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu:

  • Nợ TK 511: 15.000.000
  • Có TK 5212: 15.000.000

c) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511

    • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
    • Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Ví dụ: Nếu công ty Sinlen phải chịu thêm chi phí vận chuyển hàng bị trả lại là 1.000.000 VNĐ, kế toán ghi nhận:

  • Nợ TK 641: 1.000.000 (Chi phí bán hàng)
  • Có TK 111: 1.000.000 (Thanh toán chi phí vận chuyển)

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh chính xác doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Việc hiểu và áp dụng đúng các quy định về chiết khấu thương mại, giảm giá và hàng bán bị trả lại giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả và tuân thủ đúng quy định kế toán. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ về kế toán hãy liên hệ ngay đến dichvuketoan.pro.vn qua HOTLINE: 0932383089 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

6. Câu hỏi thường gặp về tài khoản 521

6.1 Cách xử lý doanh thu từ các hợp đồng dài hạn trong TK 521?

Doanh thu từ các hợp đồng dài hạn cần được ghi nhận theo phương pháp dần dần, dựa trên tiến độ thực hiện hợp đồng hoặc khi có những mốc hoàn thành công việc cụ thể.

6.2 Giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại có khác nhau không?

Giống nhau là cả 2 đều là các khoản làm giảm doanh thu, nhưng có sự khác biệt:

  • Giảm giá hàng bán: Áp dụng khi sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, sai quy cách hoặc không đúng hợp đồng.
  • Chiết khấu thương mại: Áp dụng khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn và đáp ứng điều kiện trong hợp đồng.

6.3 Tài khoản 521 tăng bên nào?

Tài khoản 521 tăng bên Nợ khi phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

6.4 TK 521 có bao gồm doanh thu từ bán tài sản cố định không?

Không, doanh thu từ việc bán tài sản cố định thường được ghi nhận vào tài khoản 711 – “Doanh thu khác”, không phải tài khoản 521.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán trực tuyến. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Danh sách công ty.

 

Bài viết liên quan

Cách hạch toán Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

TK 521 là tài khoản gì? Chia sẻ các nguyên tắc kế toán của TK 521 & cách hạch toán giảm doanh thu bán hàng như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Tất cả sẽ được dichvuketoan.pro.vn hướng dẫn chi tiết tại bài viết này.

I. Nguyên tắc kế toán tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu 

1. Chi tiết về tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu

Tài khoản 521 dùng để ghi nhận các khoản điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ như:

Chiết khấu thương mại: Khoản bán giảm giá niêm yết cho người mua với khối lượng lớn, có 2 hình thức chiết khấu thường gặp sau đây:

  • Chiết khấu theo từng lần mua hàng: Giá bán viết trên hóa đơn là giá đã trừ khoản chiết khấu thương mại và không hạch toán vào tài khoản chiết khấu thương mại này.
  • Chiết khấu khi đạt số lượng, doanh số về dịch vụ, hàng hóa, khi đó tiền chiết khấu sẽ trừ ở kỳ tiếp theo hoặc khi kết thúc chương trình (bên bán sẽ ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa chiết khấu):

>> Nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn giá trị hóa đơn xuất ở kỳ tiếp theo hoặc khi kết thúc chương trình, thì được trừ trực tiếp trên hóa đơn đó;

>> Nếu số tiền chiết khấu lớn hơn giá trị hóa đơn xuất ở kỳ tiếp theo hoặc khi kết thúc chương trình, xuất hóa đơn chiết khấu riêng cho người mua.

Giảm giá hàng bán: Khoản giảm cho người mua khi sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã giao kết. Có 2 hình thức giảm giá bán thường gặp: 

  • Giảm giá hàng bán ngay khi bán hàng: Doanh nghiệp phản ánh doanh thu theo giá đã giảm, không theo dõi trên tài khoản 5123.
  • Giảm giá hàng bán sau khi bán hàng: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá.

Hàng bán bị trả lại: Người mua trả lại do các nguyên nhân: Hàng hóa bị kém, mất phẩm chất, không đúng quy cách, chủng loại, vi phạm các cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế….

2. Xác định thời điểm ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu

Nếu phát sinh trong kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thì được ghi nhận các khoản điều chỉnh giảm của kỳ phát sinh.

Nếu phát sinh sau kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ thì được ghi nhận các khoản điều chỉnh giảm theo nguyên tắc căn cứ vào thời điểm phát hành báo cáo tài chính:

  • Các trường hợp giảm trừ doanh thu phát sinh trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính, thì ghi nhận giảm doanh thu trên báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
  • Các trường hợp giảm trừ doanh thu phát sinh sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính, thì ghi nhận giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

➥ Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ, nên cuối kỳ sẽ được kết chuyển toàn bộ sang “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – TK 511” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

II. Kết cấu và nội dung các khoản giảm trừ doanh thu – TK 521

Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu: Có 3 tài khoản chi tiết (cấp 2) như sau:

  • Chiết khấu thương mại – Tài khoản 5211: Khoản bán giảm giá niêm yết cho người mua với khối lượng lớn;
  • Hàng bán bị trả lại – Tài khoản 5212: Khoản giảm cho người mua khi sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã giao kết;
  • Giảm giá hàng bán – Tài khoản 5213: Người mua trả lại do các nguyên nhân: Hàng hóa bị kém, mất phẩm chất, không đúng quy cách, chủng loại, vi phạm các cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế…;

Sơ đồ chữ T- Các khoản giảm trừ doanh thu – 521

  • Các khoản giảm trừ doanh thu – Tài khoản 521: Không có số dư cuối kỳ.

III. Cách hạch toán tài khoản 521

1. Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ

Trường hợp kê thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ 5211/5213 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Nợ 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế đầu ra được giảm).

Có 111/112/131…..

Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu/không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

Nợ 5211/5213 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Có 111/112/131…..

2. Các khoản hàng bán bị trả lại

Trường hợp kê thuê GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ 5212 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Nợ 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế đầu ra được giảm).

Có 111/112/131…..

Trường hợp kê thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu/không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

Nợ 5212 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Có 111/112/131…..

Kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại:

  • Trường hợp phương pháp kiểm kê hàng tồn kho định kỳ:

Nợ 611/631: Mua hàng (đối với hàng hóa)/Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm).

Có 632: Giá vốn hàng bán.

  • Trường hợp phương pháp kiểm kê hàng tồn kho kê khai thường xuyên:

Nợ 154/155/156: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang/thành phẩm/hàng hóa.

Có 632: Giá vốn hàng bán.

Lưu ý: Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán trả lại, ghi nhận:

Nợ 641 – Chi phí bán hàng.

Có 111,112,141,334….

>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán hàng hóa bị trả lại.

3. Kết chuyển cuối kỳ kế toán

Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ, nên cuối kỳ sẽ được kết chuyển toàn bộ sang “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Tài khoản 511” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.

Nợ 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

IV. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tài khoản 521

1. Đơn vị chúng tôi đang áp dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 133, vậy các khoản làm giảm doanh thu: chiết khấu, giảm giá hàng bán… được hạch toán trên tài khoản nào?

Trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán theo Thông tư 133, theo dõi trên TK 511 (bên nợ).


2. Khi đơn vị mua hàng đến một thời điểm nhất định thì đủ điều kiện được áp dụng chiết khấu theo điều khoản của hợp đồng, những khoản chiết khấu làm giảm doanh thu được tính vào thời điểm nào?

Thời điểm ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu trong trường hợp trên:

  • Nếu cùng năm tài chính thì giảm trong kỳ.
  • Nếu khác năm tài chính, thì căn cứ vào thời điểm phát hành báo cáo tài chính:

>> Trường hợp phát sinh trước thời điểm lập báo cáo tài chính thì ghi nhận các khoản giảm trừ trong khi lập báo cáo tài chính (kỳ trước);

>> Trường hợp phát sinh sau thời điểm lập báo cáo tài chính thì ghi nhận các khoản giảm trừ của kỳ phát sinh (kỳ sau).


3. Giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại có giống nhau không?

Giảm giá hàng bán & chiết khấu thương mại giống nhau, đều là các khoản làm giảm doanh thu.

Khác nhau:

  • Giảm giá hàng bán: Khi sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã giao kết.
  • Chiết khấu thương mại: Khoản giảm giá khi khách hàng mua số lượng lớn đủ điều kiện theo các điều khoản đã thỏa thuận trên hợp đồng kinh tế.

 Ngọc Dung – Phòng Kế toán dichvuketoan.pro.vn

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán online. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

 

Bài viết liên quan
Contact