Cách hạch toán khi mua TSCĐ – trích khấu hao TSCĐ

Cách hạch toán khi mua tài sản cố định, cách hạch toán trích khấu tài sản cố định, cách hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định, hạch toán khi tăng TSCĐ theo Thông tư 200 và Thông tư 133.

 
Khi mua TSCĐ về các bạn hạch toán ghi tăng TSCĐ lên:
 
1. Hạch toán khi mua Tài sản cố định:

a, Nếu mua TSCĐ mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư … (Không phát sinh các chi phí khác) sử dụng được ngay thì hạch toán:

Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
              Có TK 1121/ TK 331:

Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
        Có các TK 111, 112, 331 …

– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

    +) Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]         Có các TK 111, 112, 331.

      +) Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
        Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

      +) Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
        Có TK 242 – Chi phí trả trước.
 
– Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
        Có TK 711 – Thu nhập khác.

     +) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
        Có các TK 111, 112, 331,…
 
– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
        Có các TK 111, 112, 331,…

b. Nếu mua TSCĐ mà PHẢI qua lặp đặt, chạy thử, trang bị thêm … trước khi đưa vào sử dụng (KHÔNG sử dụng được ngay) thì hạch toán: 

Nơ TK 241: Mua sắm TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
      Có TK 112, 331

– Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:
Nợ TK 211: Tải sản cố định
      Có TK 241:
 
c.  Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
        Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

CHÚ Ý:
“Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng)TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.”
Như vậy:
– Ngày ghi tăng TSCĐ cũng là ngày bắt đầu trích khấu hao TSCĐ (Tức là nếu bạn hạch toán vào TK 211 ngày nào thì sẽ bắt đầu trích khấu hao ngày đó)
– Ngày ghi giảm TSCĐ cũng là ngày thôi trích khấu TSCĐ.

Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng, chi tiết xem tại đây:

2. Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng:

– Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng nhé:
 
Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)
Nợ TK  6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)
Nợ TK 641 –  Chi phí bán hàng (Theo TT 200)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp  (Theo TT 200)
           Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
           Có TK 2142, 2143, 2147 (Tùy từng loại TSCĐ).

Chu ý: Các bạn chỉ hạch toán trích khấu hao tới khi bằng nguyên giá (Bên TK 211) thôi nhé.

VD: DN bạn mua 1 máy tính trị giá 50tr, đăng ký trích khấu hao 3 năm, nhưng khi khấu hao hết 3 năm DN bạn vẫn sử dụng máy tính đó bình thường. => Thì các bạn chi được trích khấu hao đến hết năm 3 với giá trị 50tr thôi nhé.

3. Hạch toán Giảm Tải sản cố định:

a) Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,…
Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)
        Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

– Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.

– Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)
        Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Chúc các bạn làm tốt công việc kế toán! Các bạn muốn học làm kế toán thực tế: Lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế có thể tham gia: Khóa  học thực hành kế toán tổng hợp thực tế

__________________________________________________
 

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact