Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí hợp lý? Tiền thưởng lương tháng 13 có tính thuế TNCN, có phải đóng BHXH? Dịch vụ kế toán online xin trích các văn bản quy định về tiền lương tháng 13 cho người lao động.
1. Tiền lương tháng 13 có được đưa vào chi phí hợp lý?
Căn cứ theo Điều 104 Bộ luật lao động 45/2019/QH14 quy định về Tiền thưởng:
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:
“2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”
Kết luận: Tiền thưởng lương tháng 13 đưa vào chi phí hợp lý thì cần:
– Ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
+ Hợp đồng lao động;
+ Thoả ước lao động tập thể;
+ Quy chế tài chính của Công ty hoặc Quy chế thưởng của Công ty.
– Quyết định lương thưởng.
– Phiếu chi tiền thưởng.
Thời điểm hạch toán chi phí tiền thưởng lương tháng 13:
“Căn cứ theo quy định trên thì về nguyên tắc, khoản lương tháng thứ 13 năm 2016 của Công ty chi trả cho người lao động trước thời điểm nộp báo cáo quyết toán thuế TNDN năm 2016 (ngày 31/03/2017) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016, nếu các khoản tiền lương tháng thứ 13 này được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty; Quy chế thường do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty quy định theo quy chế tài chính của Công ty.
Trường hợp Công ty đã nộp báo cáo tài chính năm và Tờ khai quyết toán hoàn thuế TNDN năm 2016 cho cơ quan Thuế nhưng nay phát hiện sai sót thì Công ty lập lại báo cáo tài chính và Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2016, kèm Bảng giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (Mẫu 01/KHBS) theo quy định tại Khoản 5, Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính để nộp cho cơ quan Thuế.”
+ Khoản tiền lương tháng 13 năm 2015, thực chi tháng 12 năm 2015 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2015.
+ Khoản “thưởng năm” do Tổng giám đốc xem xét và quyết định hàng năm dựa trên kết quả kinh doanh và năng lực, hiệu quả làm việc của người lao động thực chi tháng 4 năm 2016 được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2016.
Trường hợp Công ty có thực hiện trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau thì Công ty thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.”
Nghĩa là:
– Nếu chi trả cho người lao động trước thời điểm nộp Hồ sơ quyết toán thuế năm thì được hạch toán vào chi phí của năm đó.
– Nếu chi trả tiền lương tháng 13 sau thời điểm nộp Hồ sơ quyết toán thuế năm thì chỉ được tính vào chi phí của năm sau.
– Lương tháng 13 nếu muốn được hạch toán phải có quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ: HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính hoặc Quy chế thưởng.
Trích trước tiền lương tháng 13:
“Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Softfront Việt Nam có thực hiện trích trước lương tháng thứ 13 trong năm 2013 nhưng đến khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2013 mà chưa thực hiện chi thì khoản trích trước này không đủ điều kiện để hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN năm 2013.
Trường hợp đến tháng 02/2015 (thuộc kỳ tính thuế từ 01/04/2014 đến 31/03/2015), Công ty có thực hiện chi khoản tiền lương tháng thứ 13 thì Công ty được tính vào chi phí được trừ của kỳ tính thuế năm 2014 đối với khoản chi tiền lương cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”
– Nếu DN bạn trích trước tiền thưởng trong năm: Nếu đến thời hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN năm đó chưa thực chi thì bị loại – Đến năm sau nếu thực chi thì được tính vào năm thực chi.
– Nếu hạch toán vào chi phí trong năm tài chính và Thực chi trước khi nộp Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN năm đó -> Thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
năm đó.– Nếu hạch toán vào trong năm tài chính – Nhưng đến hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN mà chưa THỰC CHI -> Thì không được trừ vào chi phí trong năm đó – Mà được tính vào chi phí năm sau (năm thực chi).
Ví dụ:
– Tiền thưởng lương tháng 13 năm 2024 đã hạch toán vào tháng 12/2024.
+ Nhưng đến 20/2/2025 mới thực chi -> Thì vẫn được tính vào chi phí được trừ của năm 2024 (Vì thực chi trước hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế năm 2024).
+ Nhưng nếu chi từ ngày 1/4/2025 trở đi (Tức là thực chi sau hạn nộp Hồ sơ Quyết toán thuế năm 2024 – sau ngày 31/03/2025) -> Thì sẽ không được tính vào làm chi phí được trừ của năm 2024.
2. Tiền thưởng lương tháng 13 có tính thuế TNCN?
Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ 1 số khoản phụ cấp, trợ cấp được quy định tại điểm b khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ 1 số khoản được quy định tại điểm e khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC)”
Như vậy: Tiền lương thưởng tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.
Theo Điểm b Khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNCN:
“b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.”
– Trường hợp Công ty có quy định chi tiền
nghỉ mát, bảo hiểm sức khỏe…. cho nhân viên đáp ứng là khoản chi phúc lợi thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điểm 2.30 Khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của Công ty.”– Tiền lương tháng 13 của năm trước được chi trả trong năm sau thì thời điểm tính thuế TNCN là tháng/quý thực trả trong năm sau.
Ví dụ: Tiền thưởng lương tháng 13 năm 2023, DN bạn trả vào ngày 10/1/2024 thì các bạn cộng gộp cả tiền lương tháng 1 và tiền thưởng đó vào để tính thuế TNCN cho tháng 1/2024 và Quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2024.
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại Ngân hàng Mizuho (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.“
– Tiền Lương tháng 13 không phải đóng BHXH (Vì thực chất là một khoản tiền thưởng theo Điều 104 Bộ Luật Lao động)
– Nếu khoản “lương” này được ghi ở mục RIÊNG của hợp đồng lao động, tức không gộp chung trong cái gọi là “tiền lương” thì được miễn tính đóng BHXH
_________________________________________________
Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp
Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.
Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.
1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp
-
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.
-
Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.
-
Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…
-
Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.
Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp
-
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
-
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
-
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký
-
Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết
2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế
Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.
Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online
-
Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.
-
Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.
-
Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.
-
Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.
Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm
-
Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.
-
Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
-
Tư vấn chính sách thuế.
-
Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.
3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp
Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp
-
Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…
-
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
-
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.
-
Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.
Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online
-
Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.
-
Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.
-
Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.
4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp
Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.
Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm
-
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
-
Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.
-
Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.
-
Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục
-
Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.
-
Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.
-
Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.
5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?
Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:
-
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.
-
Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.
-
Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.
-
Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.
Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
☎ Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội