Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là gì – Cách xử lý

Hóa đơn bất hợp pháp là gì? Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là gì? Mức phạt tội sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mới nhất; Cách xử lý sử dụng bất hợp pháp hóa đơn đối với bên bán – bên mua.

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

I. Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì?

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:

a) Hóa đơn, chứng từ giả;
b) Hóa đơn, chứng từ
chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng
trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
d) Hóa đơn điện tử
không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
đ) Hóa đơn điện tử
chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có
ngày lập trên hóa đơntừ ngày cơ quan thuế xác định bên bánkhông hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có
ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

 ————————————————————-
 

II. Sử dụng không hợp pháp hóa đơn là gì?

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn
để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

———————————————————————-
 

III. Mức phạt Sử dụng hóa đơn không hợp pháp và không hợp pháp hóa đơn:

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này (cụ thể bên dưới).

Nghĩa là nếu bị phạt về hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc các trường hợp dưới đây thì không bị xử phạt theo Điều 28 nêu trên.

Điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 quy định cụ thể như sau:
“Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn
1.
Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:
  đ) Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp
thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
 
Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế
làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;”

—————————————————————————————————

Theo Công văn số 568/TCT-CS ngày 26/02/2014 của Tổng cục thuế hướng dẫn:

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì:
 
– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn 
mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì DN chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.

– Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trênkhông bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên.

————————————————————————- 
IV. Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp:
 
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC quy định:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

– Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quảng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”
 

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định:
 
“Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi 
có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”

——————————————————————–
 

1. Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán:
 
– Thuế GTGT: Không kê khai hóa đơn đó (vì Không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) và số tiền thuế GTGT đó cũng là chi phí bị loại.

– Thuế TNDN: Hạch toán chi phí đó bình thường (nhưng theo dõi trên 1 file Excel, để biết đó là chi phí không được trừ) -> Cuối năm khi lập Tờ khai Quyết toán thuế TNDN thì loại phần chi phí đó ra -> Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN.

Theo mình nếu chưa kê khai và hạch toán thì các bạn nên bỏ luôn hóa đơn đó đi (vì nếu cơ quan thuế biết, sẽ phạt tội sử dụng hóa đơn bất hợp pháp).

2. Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán:
 
– Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế GTGT, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ.
    Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế.

 
– Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh Tờ khai Quyết toán thuế (
Nếu hóa đơn đó phát sinh trong năm thì xử lý như trên trường hợp 1) -> Giảm chi phí xuống và nhập vào Chỉ tiêu B4. 
    Trong trường hợp, ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, sẽ bị truy thu và phạt chậm nộp thuế.

Lưu ý: – Bên mua:  Không những không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, không được hạch toán vào chi phí -> Mà còn bị phạt về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Chú ý:
– Trường hợp DN mua hàng hóa, dịch vụ của DN phát sinh 
trước khi DN đó bỏ trốn và DN đó đã kê khai nộp thuế -> Thì các bạn có thể liên hệ với Chi cục thể để chứng minh là có giao dịch thật với DN đó và có hoá đơn, chứng từ, hồ sơ đây đủ.

 – Các bạn cũng cần biết thêm: Cho dù các bạn có chứng minh được là giao thật -> Nhưng nếu bên bán bỏ trốn mà họ không kê khai thuế -> Thì bên mua cũng sẽ KHÓ được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí nhé.

———————————————————————————–

Dịch vụ kế toán online xin chúc các bạn thành công!
——————————————————————————————————
 
 

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact