Cách hạch toán mua tài sản cố định trên Misa

Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ mua sắm TSCĐ trên phầm mềm Misa

Khi phát sinh nghiệp vụ mua mới TSCĐ, thông thường có các hoạt động sau:
  • Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản.
  • Bộ phận quản lý tài sản (tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp) kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt.
  • Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản.
  • Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá (ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau), tổ chức đấu thầu (nếu cần thiết), sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp.
  • Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt.
  • Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, Bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan.
  • Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng.
  • Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định theo các bước công việc sau:
  • Khai báo TSCĐ: gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác.
  • Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định.
  • Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng.

1. Cách định khoản hạch toán khi mua tài sản cố định

  • Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
  • Nợ TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính (theo Thông Tư 200)
  • Nợ TK 2112 – Tài sản cố định thuê tài chính (theo Thông Tư 133)
  • Nợ TK 213 – Tài sản cố định vô hình (theo Thông Tư 200)
  • Nợ TK 2113 – Tài sản cố định vô hình (theo Thông Tư 133)
  • Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư
  • Nợ TK 1332 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
  • Có TK 111, 112, 331, 341… – Tổng giá thanh toán

2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ mua sắm TSCĐ trên phầm mềm Misa

Bước 1: Hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ
– Vào phân hệ “Mua hàng” => chọn “Mua hàng không qua kho”.
+ Khai báo mua TSCĐ
+ Kê khai thuế.
+ Sau đó ấn “Cất/ Ghi sổ chứng từ”
Bước 2: Ghi tăng TSCĐ vào sổ theo dõi TSCĐ
– Vào phân hệ “Tài sản cố định” => ấn “Ghi tăng”.
– Khai báo TSCĐ:
+ Tab 1. Thông tin chung: khai báo các thông tin về tài sản như tên, loại, đơn vị sử dụng, nước sản xuất…
CHÚ Ý: 
a. Trường hợp muốn lấy thông tin TSCĐ đã khai báo từ sổ này sang sổ khác, Kế toán có thể sử dụng chức năng “Lấy TSCĐ từ hệ thống quản trị” (hoặc ngược lại). Đồng thời không được đặt mã tài sản trùng nhau giữa các chi nhánh và hệ thống sổ.
b. Với các tài sản cũ đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng hoặc chưa khấu hao hết nhưng bị mất… nếu đơn vị vẫn muốn theo dõi trên sổ tài sản, thì khi ghi tăng sẽ chọn “Tình trạng ghi tăng”“Cũ”, đồng thời tích chọn vào thông tin “Không tính khấu hao”.
c. Có thể đính kèm các tài liệu như Biên bản giao nhận tài sản, Hồ sơ kỹ thuật,…vào thông tin TSCĐ được ghi tăng để tiện tra cứu khi cần.
+ Tab 2. TT khấu hao: khai báo thông tin phục vụ cho việc quản lý và tính khấu hao TSCĐ như: Nguyên giá, Thời gian sử dụng
CHÚ Ý: Với những TSCĐ có quy định về mức tối đa khi tính khấu hao, nếu tích chọn thông tin “Giới hạn giá trị tính KH theo luật thuế TNDN” và nhập “Giá trị tính KH theo luật”, thì khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, phần chênh lệch giữa Giá trị KH hàng tháng với Giá trị tính KH theo luật (chênh lệch > 0) sẽ được tính vào chi phí không hợp lý.
+ Tab 3. Thiết lập phân bổ: chọn đối tượng sẽ được phân bổ chi phí khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng. => Phần mềm mặc định đối tượng phân bổ theo thông tin Đơn vị sử dụng bên tab “Thông tin chung”, nhưng cho phép chọn lại thành: công trình, đối tượng tập hợp chi phí, đơn vị, đơn hàng, hợp đồng.
+ Tab 4. Nguồn gốc hình thành: chọn “Nguồn gốc hình thành”. Đồng thời, tập hợp các chứng từ hình thành nên Nguyên giá TSCĐ (như: chứng từ mua TSCĐ, phiếu chi vận chuyển, tháo dỡ TSCĐ…)
+ Tab 5. Bộ phận cấu thành
+ Tab 6. Dụng cụ, phụ tùng kèm theo: Trường hợp TSCĐ được cấu thành từ nhiều bộ phận hoặc có các phụ tùng kèm theo: Kế toán có thể khai báo thông tin trên tab “Bộ phận cấu thành” “Dụng cụ, phụ tùng kèm theo” để quản lý.
+ Tab 7. BB giao nhận: Khai báo các thông tin để phục vụ cho việc in “Biên bản giao nhận”.
– Các bạn ấn “Ghi tăng”.
CHÚ Ý: 
Tại tab “Nguồn gốc hình thành”: chọn nguồn gốc hình thành là “Mua mới”. Đồng thời, chọn chứng từ là chứng từ mua TSCĐ đã lập ở bước 1.

3. Lưu ý

Trường hợp mua tài sản cố định có phát sinh nhiều khoản chi phí, chẳng hạn như mua ô tô nhập khẩu, kế toán thực hiện như sau:
– Lập chứng từ mua hàng có loại là Mua hàng nhập khẩu không qua kho, hình thức thanh toán là Ủy nhiệm chi.
+ Tab Hàng tiền: Khai báo các thông tin về giá mua của xe ô tô
+ Tab Thuế: Khai báo thông tin thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
– Lập chứng từ ghi nhận các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình mua sắm TSCĐ. Ví dụ: Phí trước bạ, phí đăng kiểm…
– Khi ghi tăng tài sản cố định cần lưu ý:
+ Nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) + Các khoản chi phí liên quan(tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng)
+ Tại tab Nguồn gốc hình thành, chọn các chứng từ bao gồm: chứng từ mua TSCĐ và các chứng từ hạch toán chi phí phát sinh liên quan.
 
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa

Thì bạn có thể tham khảo “Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa tại Công ty đào tạo Kế Toán Trực Tuyến
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact