Cách hạch toán mua hàng nhập khẩu nhập kho trên Misa

Hướng dẫn cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu nhập về kho trên Misa trên phần mềm Misa

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
  • Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển…).
  • Hải quan kiểm hóa và xác định thuế phải nộp.
  • Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay).
  • Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài).
  • Khi hàng hóa về đến kho của công ty, nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng, đồng thời đề nghị nhập kho hàng hàng hóa.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho.
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
  • Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp.

1. Cách định khoản hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu nhập kho

– Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế Giá Trị Gia Tăng tính theo phương pháp khấu trừ.
Nợ TK 152, 156, 611… – Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu)
– Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Nợ TK 152, 156 – Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
– Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu.
Nợ TK 152, 156 – Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu)
Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 333 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

2. Các bước thực hiện hạch toán ghi sổ nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho trên phần mềm Misa

Bước 1: Hạch toán chi phí trước hải quan
– Vào phân hệ “Mua hàng” => chọn “Chứng từ mua dịch vụ”(hoặc vào tab “Mua hàng hóa, dịch vụ” => ấn “ThêmChứng từ mua dịch vụ”).
– Chọn phương thức thanh toán.
– Tích chọn “Là chi phí mua hàng” và khai báo thông tin chi tiết về phí trước hải quan.
– Sau khi khai báo xong, các bạn ấn “Cất”.
CHÚ Ý:
  • Với các chi phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ, cần lựa chọn Loại tiền ngoại tệ để khai báo giá trị chi phí trước hải quan.
  • Trước khi lập chứng từ mua dịch vụ, kế toán cần phải khai báo một hàng hoá là phí trước hải quan có tính chất là “Dịch vụ” trên danh mục “Vật tư hàng hoá”.
Bước 2: Hạch toán chi phí vận chuyển hàng về kho
– Thực hiện thêm chứng từ mua dịch vụ tương tự như ở Bước 1.
Bước 3: Hạch toán chứng từ mua hàng nhập khẩu về nhập kho
(Trước tiên cần vào menu “Hệ thống” => “Tùy chọn” => “Mua hàng” => tích chọn ô “Tính Giá tính thuế nhập khẩu” dựa trên Phí trước HQ nguyên tệ, Phí trước HQ bằng tiền hạch toán)
– Trên phân hệ “Mua hàng” => chọn “Chứng từ mua hàng hóa”(hoặc vào tab “Mua hàng hóa, dịch vụ” => ấn “ThêmChứng từ mua hàng hóa”).
– Khai báo các thông tin chi tiết của chứng từ mua hàng:
+ Chọn loại chứng từ mua hàng cần lập là “Mua hàng nhập khẩu nhập kho”.
+ Lựa chọn phương thức thanh toán.
+ Chọn “Loại tiền” => Tỷ giá sẽ được tự động lấy lên theo cách thiết lập tại danh mục “Loại tiền”(Có thể nhập lại tỷ giá theo đúng thực tế nếu cần)
– Tại tab “Phí trước hải quan”, thực hiện phân bổ phí trước hải quan đã được khai báo ở Bước 1:
+ Các bạn ấn “Chọn”.
+ Thiết lập các điều kiện tìm kiếm chứng từ chi phí, sau đó ấn “Lấy dữ liệu”.
+ Tích chọn chứng từ hạch toán chi phí trước hải quan cần phân bổ vào giá trị hàng nhập khẩu.
+ Nhập lại số tiền được phân bổ nếu chứng từ chi phí trước hải quan được sử dụng để phân bổ cho nhiều chứng từ mua hàng khác nhau.
  • Cột “Số phân bổ lần này” phản ánh số tiền phân bổ theo nguyên tệ (áp dụng với phí trước hải quan phát sinh bằng ngoại tệ).
  • Cột “Số phân bổ lần này QĐ” phản ảnh số tiền phân bổ theo đồng tiền hạch toán hoặc được quy đổi ra đồng tiền hạch toán.
+ Ấn “Đồng ý”.
+ Ấn “Phân bổ CP”.
+ Chọn phương thức phân bổ và ấn “Phân bổ”.
+ Các bạn ấn “Đồng ý”. Chương trình sẽ tự động phân bổ phí trước hải quan bằng ngoại tệ và phí trước hải quan bằng tiền hạch toán vào giá trị hàng nhập khẩu, đồng thời cập nhật giá trị tương ứng vào cột “Phí trước HQ bằng ngoại tệ”, cột “Phí trước HQ bằng tiền” hạch toán trên tab “Thuế” và cột “Phí trước hải quan” trên tab “Hàng tiền”.
– Tại tab “Thuế”: Khai báo thuế suất thuế nhập khẩu/thuế chống bán phá giá/thuế TTĐB (nếu có)/thuế GTGT hàng nhập khẩu => Chương trình sẽ tự động xác định tiền thuế phải nộp theo đúng thực tế trên tờ khai hải quan.
CHÚ Ý: Chương trình đáp ứng các trường nhập thông tin thuế chống bán phá giá từ MISA SME 2022 – R22
– Tại tab “Phí hàng về kho”, thực hiện phân bổ chi phí hàng về kho tương tự như phân bổ chi phí trước hải quan:

– Tại tab “Hóa đơn”: nhập thông tin của chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.
– Các bạn ấn “Cất”.
Bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng (chi phí trước hải quan, chi phí hàng về kho) vào giá mua hàng hóa
– Vào phân hệ “Tổng hợp” => chọn “Chứng từ nghiệp vụ khác”.
– Hạch toán bút toán kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa.
CHÚ Ý:
  • Nếu không theo dõi chi phí mua hàng trên tài khoản 1562 thì tại Bước 1, Bước 2, có thể hạch toán trực tiếp chi phí mua hàng vào tài khoản 1561 và bỏ qua “Bước 4: Kết chuyển chi phí mua hàng vào giá mua hàng hóa”.
  • Trường hợp Thủ kho có tham gia sử dụng phần mềm, sau khi chứng từ mua hàng  nhập khẩu nhập kho được lập, chương trình sẽ tự động sinh ra phiếu nhập kho trên tab “Đề nghị nhập, xuất kho” của Thủ kho. Thủ kho sẽ thực hiện ghi sổ phiếu nhập kho vào sổ kho.
  • Nếu chứng từ mua hàng lựa chọn phương thức Thanh toán ngay, hệ thống sẽ căn cứ vào hình thức thanh toán là tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản hay séc tiền mặt mà tự động sinh ra các chứng từ chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi ngân hàng trên phân hệ “Quỹ” hoặc “Ngân hàng”.
 
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa

Thì bạn có thể tham khảo “Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa tại Công ty đào tạo Kế Toán Trực Tuyến
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact