Hạch toán công cụ dụng cụ khi mua về như thế nào? Khi phân bổ công cụ dụng cụ hạch toán vào đâu? Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ như thế nào? Dịch vụ kế toán online xin hướng dẫn cách hạch toán công cụ dụng cụ từ khi Mua về – Tính phân bổ – Hạch toán phân bổ CCDC chi tiết …
Trước tiên các bạn cần biết quy định về công cụ dụng cụ (CCDC), điều kiện ghi nhận là CCDC, các phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ, cách tính phân bổ công cụ dụng ...
Sau khi đã nắm được các quy định trên, các bạn xem mình thuộc trường hợp nào dưới đây rồi hạch toán nhé!
Cụ thể có các trường hợp như sau nhé:
– Công cụ dụng cụ có giá trị nhỏdùng cho 1 kỳ(Mua về dùng ngay không qua nhập kho hoặc Mua về nhập kho rồi xuất ra sử dụng)
– Công cụ dụng cụ có giá trị lớn dùng cho nhiều kỳ (Mua về dùng ngay không qua nhập kho hoặc Mua về nhập kho rồi xuất ra sử dụng).
1. Hạch toán công cụ dụng cụ có giá trị NHỎ dùng cho 1 kỳ:
a. Trường hợp 1 mua CCDC về dùng ngay không qua nhập kho:
– Trường hợp này thì các bạn không hạch toán vào TK 153 mà sẽ hạch toán luôn vào chi phí trong kỳ đó (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó), cụ thể như sau:
– Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Nợ 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
b. Trường hợp 2 mua CCDC về nhập kho -> rồi xuất ra sử dụng:
– Trường hợp này thì các bạn phải hạch toán vào TK 153 -> Khi nào xuất ra sử dụng thì hạch toán vào chi phí trong kỳ đó (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó)
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
– Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
– Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
2. Hạch toán công cụ dụng cụ có giá trị LỚN dùng cho Nhiều kỳ:
– Trường hợp này thì các bạn phải Tính phân bổ công cụ dụng cụ đó -> Sau đó hạch toán phân bổ chi phí đó vào từng tháng cho bộ phận sử dụng, cụ thể các trường hợp như sau:
a. Trường hợp 1 mua CCDC về dùng ngay không qua nhập kho:
– Trường hợp này thì các bạn không hạch toán vào TK 153 mà sẽ hạch toán vào TK 242 -> Rồi tính phân bổ vào hàng tháng (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó), cụ thể như sau:
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
– Khi mua CCDC về:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Hàng tháng phân bổ công cụ dụng cụ vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
– Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
– Khi mua CCDC về:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Hàng tháng phân bổ công cụ dụng vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
b. Trường hợp 2 mua CCDC về nhập kho -> rồi xuất ra sử dụng:
– Trường hợp này thì các bạn sẽ hạch toán vào TK 153 -> Khi nào xuất ra sử dụng sẽ hạch toán vào TK 242 -> Rồi tính phân bổ vào hàng tháng (Bộ phận nào sử dụng sẽ hạch toán vào chi phí bộ phận đó), cụ thể như sau:
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 133:
– Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
– Hàng tháng phân bổ công cụ dụng vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 154: Nếu dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, xây lắp
Nợ TK 6421: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422: Nếu dùng cho bộ phận quản lý
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
+) Nếu hạch toán công cụ dụng cụ theo Thông tư 200:
– Khi mua CCDC về nhập kho:
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331. Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111/ 112/ 331.
– Khi xuất CCDC ra sử dụng:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 153: Giá trị xuất kho của CCDC (Theo PP tính giá xuất kho mà DN áp dụng vì CCDC được quản lý và hạch toán như nguyên vật liệu)
– Hàng tháng phân bổ công cụ dụng vào bộ phận sử dụng:
Nợ TK 623: Nếu dùng cho máy thi công
Nợ TK 627: Nếu dùng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 641: Nếu dùng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 642: Nếu dùng cho bộ phận quản lý.
Có TK 242: Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó.
Lưu ý: Ngày đưa CCDC vào sử dụng là ngày bắt đầu tính Phân bổ CCDC.
– Ngày 02/10 Công ty kế toán dichvuketoan.pro.vn mua 1 bộ bàn ghế (CCDC) trị giá 10.000.000 chưa thuế VAT, thuế GTGT là 10%. Là 1.000.000. (Thanh toán chuyển khoản)
– Chi phí vận chuyển là 200.000 và Công ty vận chuyển kê khai thuế theo pp trực tiếp nên xuất hóa đơn bán hàng. (Thanh toán bằng tiền mặt)
– Máy tính này mua về cho Giám đốc sử dụng (bộ phận quản lý) và sử dụng ngay.
Cách hạch toán công cụ dụng cụ trên như sau:
– Do đây là CCDC có giá trị lớn và sử dụng cho nhiều kỳ nên sẽ phải phân bổ, cụ thể như sau:
Bước 1: Hạch toán công cụ dụng khi mua về:
– Trường hợp này mua về sử dụng ngay nên sẽ không hạch toán vào TK 153 mà sẽ hạch toán vào 242, cụ thể như sau:
– Ngày 02/10 khi mua về hạch toán:
Nợ TK 242: 10.000.000
Nợ TK 1331. 1.000.000
Có TK 112: 11.000.000
Nợ TK 242: 200.000
Có TK 111: 200.000
Bước 2: Xác định thời gian phân bổ CCDC và mức phân bổ hàng tháng:
+) Công ty xác định là sẽ phân bổ cho
12 tháng.+) Xác định mức phân bổ hàng tháng:
– Giá trị CCDC là: 10.000.000 + 200.000 = 10.200.000
– Mức phân bổ tháng = Giá trị CCDC / số tháng phân bổ
+) Xác định mức phân bổ trong tháng 10 tháng đầu tiên: (vì mua về sử dụng ngay)
Vì ngày sử dụng là ngày 2/10 nên các bạn thể làm tròn tháng (tức là mức phân bổ tháng 10 sẽ là mức phân bổ hàng tháng mà chúng ta vừa tính được bên trên)
-> Chi tiết về việc xác định mức phân bổ tháng đầu tiên các bạn có thể bấm vào đường link “Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ” trên đầu bài viết để xem thêm chi tiết nhé!
-> Mức phân bổ trong tháng 10 tháng đầu tiên =
850.000.Bước 3: Hạch toán phân bổ công cụ dụng cuối mỗi tháng:
– Cuối mỗi tháng các bạn sẽ dựa vào Bảng tính phân bổ CCDC để hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ vào bộ phận sử dụng, cụ thể như sau:
Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ cuối tháng 10 như sau:
Nợ TK 642: 850.000. (Vì dùng cho bộ phận quản lý)
Có TK 242: 850.000.
– Từ tháng 11 trở đi thì Cuối tháng các bạn cũng hạch toán như trên tháng 10 nhé và Hạch toán phân bổ trong vòng 12 tháng nhé!
Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp
Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.
Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.
1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp
-
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.
-
Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.
-
Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…
-
Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.
Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp
-
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
-
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
-
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký
-
Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết
2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế
Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.
Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online
-
Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.
-
Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.
-
Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.
-
Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.
Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm
-
Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.
-
Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.
-
Tư vấn chính sách thuế.
-
Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.
3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp
Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp
-
Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…
-
Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
-
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.
-
Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.
Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online
-
Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.
-
Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.
-
Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.
4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp
Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.
Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm
-
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
-
Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.
-
Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.
-
Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục
-
Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.
-
Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.
-
Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.
5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?
Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:
-
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.
-
Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.
-
Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.
-
Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.
Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
☎ Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội