Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào, đầu ra trên trang thuế

 

Hướng dẫn cách tra cứu các loại hóa đơn điện tử như hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, hóa đơn điện tử đầu vào, hóa đơn điện tử đầu ra trên trang Hoadondientu.gdt.gov.vn

Tùy vào nhu cầu và mục đích tra cứu hóa đơn mà chúng ta sẽ có những cách thức thực hiện khác nhau:

 
Nếu bạn muốn tra cứu tính hợp lệ hợp pháp của bất kỳ 1 hóa đơn nào đó hay tra cứu xem hóa đơn đó có bị hủy, có bị thay thế, điều chỉnh bởi 1 hóa đơn khác không thì chúng ta sẽ tra cứu khác
Còn nếu các bạn muốn tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào, hóa đơn điện tử đầu ra theo kỳ, theo 1 khoảng thời gian nhất định thì chúng ta cũng sẽ thực hiện tra cứu khác

 
Dưới đây, Công ty Kế Toán Trực Tuyến sẽ hướng dẫn các bạn cách tra cứu hóa đơn trong từng trường hợp cụ thể:

1. Tra cứu đích danh một hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế:

Với tra cứu này các bạn không cần phải đăng nhập tài khoản 
Để tra cứu được hóa đơn điện tử thì các bạn Truy cập vào trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/

Sau đó thực hiện nhập thông tin của hóa đơn cần tra cứu:

Tại cột chức năng Tra cứu hóa đơn điện tử (thẻ chuyển màu đỏ)
Căn vào vào thông tin trên hóa đơn điện tử cần tra cứu => Các bạn tiến hành nhập lần lượt các dòng thông tin như sau:

(1) Nhập mã số thuế của người bán (Đây là dòng bắt buộc phải nhập): Các bạn lấy ở phần thông tin người bán trên hóa đơn
(2) Chọn loại hóa đơn (Đây cũng là dòng bắt buộc phải chọn): Các bạn bấm vào mũi tên chỉ xuống để chọn loại hóa đơn theo tên của hóa đơn mà các bạn đang cần tra cứu (Tên hóa đơn có ở trên hóa đơn)
(3) Nhập ký hiệu hóa đơn: gồm 6 ký tự

Ví dụ 1: C24TNA
Ví dụ 2: K25TTU
Đặc biệt lưu ý: Chỉ nhập đúng 6 ký tự của Ký hiệu hóa đơn thôi, Không nhập ký hiệu loại hóa đơn
Ví dụ trên hóa đơn GTGT có Ký hiệu: 1C24TCG thì chữ cái đầu tiên là số 1, Số1này là ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử của loại hóa đơn giá trị gia tăng => Không đưa số 1 vào dòng này, chỉ đưa 6 ký còn lại là C24TCG vào thôi
Số 1 là ký hiệu loại hóa đơn GTGT, số 2 là ký hiệu của hóa đơn bán hàng. Vì thông tin về loại hóa đơn chúng ta đã chọn tại trường bên trên rồi nên tại trường này các bạn 
Nếu các bạn đưa cả ký hiệu loại hóa đơn vào dòng này (đưa 7 ký tự vào dòng này) thì khi bấm tìm kiếm sẽ không ra được thông tin của hóa đơn đó đâu nhé
(4) Nhập Số hóa đơn (Đây cũng là dòng bắt buộc phải nhập): Các bạn số hóa đơn trên hóa đơn đó vào đây
 
(5) Nhập tổng tiền thuế (Đây là dòng không bắt buộc phải nhập): Nếu hóa đơn đang tra cứu là hóa đơn GTGT và trên hóa đơn đó có phát sinh tiền thuế GTGT thì các bạn có thể nhập tổng số tiền thuế GTGT trên hóa đơn đó vào dòng này hoặc có thể bỏ qua dòng này thì khi ấn Tìm Kiếm vẫn ra được kết quả

(6) Nhập Tổng tiền thanh toán (Đây cũng là dòng bắt buộc phải nhập): Các bạn lấy thông tin về tổng tiền thanh toán trên hóa đơn đó để đưa vào đây

Lưu ý: Dòng “Tổng tiền thanh toán” không được để trống khi hóa đơn không phải là hóa đơn điều chỉnh
(Chỉ có tra cứu hóa đơn điều chỉnh thì mới được để trống dòng số 6 này thôi)
(7) Nhập mã captcha (Đây cũng là dòng bắt buộc phải nhập): các bạn gõ mã chữ in hoa hay in thường đều được

(8) Bấm “Tìm Kiếm“: Sau khi nhập hết thông tin thì các bạn bấm vào tìm kiếm để hệ thống tra cứu thông tin của hóa đơn

=> Kết quả tra cứu sẽ được hiện thị ở cột bên phải (bên nền trống đồng)

Ngoài việc xác định xem hóa đơn đó có tồn tại hay không thì các bạn cũng nên quan tâm đến trạng thái của hóa đơn: Xem hóa đơn đó đã được cấp mã hay chưa (đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, hóa đơn có có bị Xóa/Hủy không hay, hay hóa đơn đó có bị điều chỉnh hay bị thay thế hay không

Như trong ảnh trên: Kết quả đang hiện thị ra là:
“Tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm.
Trạng thái xử lý hoá đơn: Đã cấp mã hóa đơn”
Chứng tỏ rằng hóa đơn này đã được phát hành và đã được cơ quan thuế cấp mã hóa đơn đúng quy định
Không có thông tin về: hóa đơn này bị hủy, hóa đơn này bị thay thế bởi 1 hóa đơn khác, hóa đơn này bị điều chỉnh bởi 1 hóa đơn khác
=> Đây là hóa đơn hợp pháp được dùng kê khai thuế, hạch toán trên sổ sách kế toán

Các bạn lưu ý: Nếu kết quả tìm kiếm hiện thị ra là:

“Không tồn tại hóa đơn có thông tin trùng khớp với các thông tin tổ chức, cá nhân tìm kiếm.”
Thì các bạn nên kiểm tra kỹ lại toàn bộ các dòng thông tin đã nhập xem có sai ở đâu không => Nếu các bạn nhập sai ở 1 dòng bất kỳ nào đó thì sẽ không thể ra được kết quả cho hóa đơn đó
=> Còn nếu các bạn đã nhập đúng hết các thông tin rồi mà vẫn ra kết quả là không tồn tại hóa đơn đó thì các bạn hãy liên hệ lại với bên bán để biết họ đã ký phát hành hóa đơn đó hay chưa
 

2. Cách tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào, đầu ra trên trang thuế

Để tra cứu được hóa đơn điện tử đầu vào đầu ra thì các bạn thực hiện như sau:
 

+ Bước 1: Truy cập vào trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
Sau khi truy cập vào được vào trang hóa đơn điện tử rồi thì nếu trang web hiện thị lên thông báo của Tổng Cục Thuế thì các bạn có thể đọc hoặc bấm vào dấu “X” bên góc tay phải trên cùng của thông báo để tắt đi
 
+ Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống hóa đơn điện tử tại trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
Để đăng nhập được vào hệ thống hóa đơn điện tử thì các bạn cần phải có tài khoản đăng nhập của doanh nghiệp bạn

Thông tin về tài khoản đăng nhập đã được hệ thống hóa đơn điện tử gửi vào mail của công ty bạn khi công ty bạn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử
 

=> Nhập thông tin đăng nhập vào trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/

 
+ Bước 3: Tra cứu hóa đơn:

2.1. Cách tra cứu hóa đơn điện tử bán ra (Hóa đơn đầu ra)

Sau khi đăng nhập được vào trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
Thì thực hiện:

(1) Bấm vào chức năng “Tra cứu
(2) Bấm vào dòng “Tra cứu hóa đơn =>Trang web sẽ hiện thị ra màn hình tra cứu => Nhập điều kiện tra cứu: Lựa chọn theo mục đích tra cứu muốn lấy thông tin của bạn. 
(3) Lựa chọn việc tra cứu hóa đơn đầu vào hay hóa đơn đầu ra => Nếu muốn tra cứu hóa đơn đầu ra thì bấm vào tab Tra cứu hóa đơn điện tử bán ra
(4) Thông tin “MST người mua” 

 
+ Trường hợp 1: chỉ muốn tra cứu hóa đơn đầu ra đã xuất bán cho 1 người mua (1 công ty nào đó) thì nhập MST của công ty mua đó vào đây
+ Trường hợp 2: Muốn tra tất cả các hóa đơn đầu ra đã bán cho tất cả các người mua thì tại dòng này sẽ bỏ trống

Đặc biệt lưu ý: Nếu tại dòng này mà hệ thống đang hiện thị là MST của công ty các bạn thì phải xóa MST của công ty bạn tại dòng này đi (Bạn đang muốn tra cứu hóa đơn đầu ra của công ty bạn => Công ty bạn là bên bán mà dòng này có tên là “MST người mua” nên sẽ không để MST của bên bán tại dòng này)

(Nếu không xóa thì khi bấm “Tìm kiếm” sẽ không ra được kết quả)
(5) Lựu chọn trạng thái hóa đơn: Các bạn có thể để là “Tất cả” theo mặc định đang hiện thị
Còn đặt trong trường hợp: các bạn chỉ muốn tra cứu 1 trạng thái hóa đơn nào đó như: Hóa đơn mới hay hay đơn thay thế hay hóa đơn điều chỉnh, hay hóa đơn đã bị điều chỉnh, hóa đơn đã bị thay thế hay hóa đơn đã bị hủy => Thì muốn tra cứu trạng thái nào thì các bạn bấm chọn trạng thái đó
(6) Lựa chọn Kết quả kiểm tra: Các bạn có thể để là “Tất cả” theo mặc định đang hiện thị
Còn đặt trong trường hợp: các bạn chỉ muốn tra cứu 1 kết quả kiểm tra nào đó thì các bạn bấm chọn trạng thái đó
 

(7) Chọn “Ngày lập hóa đơn”: Các bạn nhập khoảng thời gian đã lập hóa đơn đầu ra cần tra cứu

Lưu ý: hệ thống chỉ cho chọn trong khoảng thời gian tối đa là 31 ngày 
Các bạn có thể chọn thêm thông tin về “Ký hiệu mẫu số hóa đơn”, “Ký hiệu hóa đơn”, còn không thì bỏ qua

(8) Bấm vào “Tìm kiếm” để hệ thống tìm kiếm các hóa đơn đầu ra theo điều kiện tra cứu mà bạn đã thiết lập

Tại phần kết quả có 2 tab:

(9) Tab Hóa đơn điện tử
(10) Tab hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền
=> Bạn quan tâm đến loại hóa đơn này thì bấm vào tab đó => Hệ thống sẽ liệt kê ra các hóa đơn theo điều kiện tra cứu bạn đã thiết lập

(11) Là số trang kết quả tìm hiểu (bạn bấm vào mũi tên trái/phải để dị chuyển các trang)

(12) Là số hóa đơn hiện thị tại 1 trang (bạn có thể chọn hiện thì ra 15 hoặc 30 hoặc 50 hóa đơn tại 1 trang kết quả)
(13) Là “Xem hóa đơn” (Bạn muốn xem chi tiết nội dung của 1 hóa đơn nào đó thì các bạn bấm vào dòng của hóa đơn đó rồi bấm vào nút “Xem hóa đơn(13) này)
(14) Là “In hóa đơn” (Bạn muốn in hóa đơn nào đó thì các bạn bấm vào dòng của hóa đơn đó rồi bấm vào nút “In hóa đơn(14) này)
(15) Bấm vào “Xuất hóa đơn” để kết xuất file Excel “Danh Sách Hóa Đơn

Ví dụ như trong hình ảnh đang tra cứu hóa đơn đầu ra Từ ngày 01/09/2024 đến ngày 30/09/2024 thì sau khi bạn bấm vào “Xuất hóa đơn(15) thì sẽ tải về máy 1 file Excel “Danh Sách Hóa Đơn” đầu ra Từ ngày 01/09/2024 đến ngày 30/09/2024
=> Bạn cần đối chiếu kiểm tra lại thông tin tại các file Excel “Danh Sách Hóa Đơn” đã kết xuất từ hệ thống hóa đơn điện tử so với thực tế phát sinh của doanh nghiệp bạn xem có sự chênh lệch hay không => Nếu có hãy tìm nguyên nhân để giải quyết vấn đề đó.
Lưu ý đối với danh sách hóa đơn được kết xuất ra: Nếu khi tra cứu tại trường “Trạng thái hóa đơn” bạn để là “Tất cả” thì kết quả tại “Danh sách hóa đơn” cũng sẽ bao gồm tất cả các trạng thái (Hóa đơn mới, Hóa đơn thay thế/Hóa đơn bị thay thế, Hóa đơn điều chỉnh/Hóa đơn bị điều chỉnh, Hóa đơn hủy)

 

(16) Là “Xuất xml” (Bạn muốn tải xuống 1 hóa đơn nào đó ở dạng XML thì các bạn bấm vào dòng của hóa đơn đó rồi bấm vào nút “Xuất xml” này để kết xuất hóa đơn đó)

2.2. Cách tra cứu hóa đơn điện tử mua vào:

Sau khi đăng nhập được vào trang web https://hoadondientu.gdt.gov.vn/
Thì thực hiện:

(1) Bấm vào chức năng “Tra cứu
(2) Bấm vào dòng “Tra cứu hóa đơn =>Trang web sẽ hiện thị ra màn hình tra cứu => Nhập điều kiện tra cứu: Lựa chọn theo mục đích tra cứu muốn lấy thông tin của bạn. 
(3) Bấm vào tab “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào” để lựa chọn việc tra cứu hóa đơn điện tử đầu vào
(4) Thông tin “MST người bán” 

 
+ Trường hợp 1: chỉ muốn tra cứu hóa đơn đầu vào của 1 nhà cung cấp (1 công ty nào đó) thì nhập MST của công ty bên bán đó vào đây
+ Trường hợp 2: Muốn tra tất cả các hóa đơn đầu vào đã mua của tất cả các người bán thì tại dòng này sẽ bỏ trống

Đặc biệt lưu ý: Nếu tại dòng này mà hệ thống đang hiện thị là MST của công ty các bạn thì phải xóa MST của công ty bạn tại dòng này đi (Bạn đang muốn tra cứu hóa đơn đầu vào của công ty bạn => Công ty bạn là bên mua mà dòng này có tên là “MST người bán” nên sẽ không để MST của bên mua tại dòng này)

(Nếu không xóa MST của bên mua tại dòng này thì khi bấm “Tìm kiếm” sẽ không ra được kết quả)
 
(5) Lựu chọn trạng thái hóa đơn: Các bạn có thể để là “Tất cả” theo mặc định đang hiện thị
Còn đặt trong trường hợp: các bạn chỉ muốn tra cứu 1 trạng thái hóa đơn nào đó như: Hóa đơn mới hay hay đơn thay thế hay hóa đơn điều chỉnh, hay hóa đơn đã bị điều chỉnh, hóa đơn đã bị thay thế hay hóa đơn đã bị hủy => Thì muốn tra cứu trạng thái nào thì các bạn bấm chọn trạng thái đó
 
(6) Lựa chọn Kết quả kiểm tra: Khi thực hiện Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào thì tại trường “Kết quả kiểm tra” này không có tham số “Tất cả” để tra cứu 1 lần cho tất cả hóa đơn đầu vào mà phải tra cứu lần lượt cho từng “Kết quả kiểm tra” là:

 
+ Lựa chọn “Hóa đơn đã cấp mã“: để tra cứu loại hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế và đã được CQT cấp mã hóa đơn

+ Lựa chọn “Tổng cục thuế đã nhận không mã“: để tra cứu loại hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử không mã của Cơ quan thuế (Như hóa đơn của các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy…)

Ví dụ như: Muốn tra cứu các hóa đơn dịch vụ của ngân hàng như phí mở, đóng TKNH; Phí chuyển tiền, Phí SMS…
Thì phải lựa chọn tại trường “Kết quả kiểm tra” là “Tổng cục thuế đã nhận không mã” thì mới ra được các hóa đơn không có mã của ngân hàng
+ Lựa chọn “Tổng cục thuế đã nhận hóa đơn có mã khởi tại từ máy tính tiền“: để tra cứu loại hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ các thiết bị máy tính tiền

=> Các bạn phải tra cứu lần lượt theo từng Lựa chọn Kết quả kiểm tra như vậy thì mới có đủ hóa đơn đầu vào

(7) Chọn “Ngày lập hóa đơn”: Các bạn nhập khoảng thời gian đã lập hóa đơn đầu ra cần tra cứu

Lưu ý: hệ thống chỉ cho chọn trong khoảng thời gian tối đa là 31 ngày 
Các bạn có thể chọn thêm thông tin về “Ký hiệu mẫu số hóa đơn”, “Ký hiệu hóa đơn”, còn không thì bỏ qua

(8) Bấm vào “Tìm kiếm” để hệ thống tìm kiếm các hóa đơn đầu vào theo điều kiện tra cứu mà bạn đã thiết lập

Tại phần kết quả có 2 tab:

(9) Tab Hóa đơn điện tử
(10) Tab hóa đơn có mã khởi tạo từ máy tính tiền
=> Bạn quan tâm đến loại hóa đơn này thì bấm vào tab đó => Hệ thống sẽ liệt kê ra các hóa đơn theo điều kiện tra cứu bạn đã thiết lập

(11) Là số trang kết quả tìm hiểu (bạn bấm vào mũi tên trái/phải để dị chuyển các trang)

(12) Là số hóa đơn hiện thị tại 1 trang (bạn có thể chọn hiện thì ra 15 hoặc 30 hoặc 50 hóa đơn tại 1 trang kết quả)
(13) Là “Xem hóa đơn” (Bạn muốn xem chi tiết nội dung của 1 hóa đơn nào đó thì các bạn bấm vào dòng của hóa đơn đó rồi bấm vào nút “Xem hóa đơn” (13) này)
(14) Là “In hóa đơn” (Bạn muốn in hóa đơn nào đó thì các bạn bấm vào dòng của hóa đơn đó rồi bấm vào nút “In hóa đơn” (14) này)
(15) Bấm vào “Xuất hóa đơn” để kết xuất file Excel “Danh Sách Hóa Đơn

Ví dụ như trong hình ảnh đang tra cứu hóa đơn đầu vào từ ngày 01/09/2024 đến ngày 30/09/2024 thì sau khi bạn bấm vào “Xuất hóa đơn” (15) thì sẽ tải về máy 1 file Excel “Danh Sách Hóa Đơn” đầu vào từ ngày 01/09/2024 đến ngày 30/09/2024
=> Bạn cần đối chiếu kiểm tra lại thông tin tại các file Excel “Danh Sách Hóa Đơn” đã kết xuất từ hệ thống hóa đơn điện tử so với thực tế phát sinh của doanh nghiệp bạn xem có sự chênh lệch hay không => Nếu có hãy tìm nguyên nhân để giải quyết vấn đề đó.
Lưu ý đối với danh sách hóa đơn được kết xuất ra: Nếu khi tra cứu tại trường “Trạng thái hóa đơn” bạn để là “Tất cả” thì kết quả tại “Danh sách hóa đơn” cũng sẽ bao gồm tất cả các trạng thái (Hóa đơn mới, Hóa đơn thay thế/Hóa đơn bị thay thế, Hóa đơn điều chỉnh/Hóa đơn bị điều chỉnh, Hóa đơn hủy)

 

(16) Là “Xuất xml” (Bạn muốn tải xuống 1 hóa đơn nào đó ở dạng XML thì các bạn bấm vào dòng của hóa đơn đó rồi bấm vào nút “Xuất xml” này để kết xuất hóa đơn đó)
 

Kế Toán Trực Tuyến xin chúc các bạn tra cứu hóa đơn điện tử thành công!
 
Trên đây, Kế Toán Trực Tuyến vừa hướng dẫn các bạn cách tra cứu hóa đơn điện tử loại mới (Hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC và nghị định 123/2020/NĐ-CP)

Còn nếu các bạn muốn biết cách tra cứu hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử loại cũ theo thông tư 32/2021/TT-BTC thì các bạn xem chi tiết tại đây:
 

Cách tra cứu hóa đơn giấy, hóa đơn điện tử loại cũ theo TT 32 
 

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact