Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2024

Cách xây dựng thang bảng lương mới nhất năm 2024


Cách xây dựng thang bảng lương là quá trình quan trọng giúp doanh nghiệp thiết lập được cơ chế trả lương hợp lý và công bằng cho nhân viên của mình. Việc này không chỉ tạo động lực làm việc mà còn giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh. Trong bài viết này, dichvuketoan.pro.vn sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cần thực hiện để xây dựng thang bảng lương phù hợp với nhu cầu và đặc thù của từng doanh nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

Theo Điều 93 của Bộ luật Lao động 2019, quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động bao gồm:

  • Người sử dụng lao động cần xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương trong hợp đồng và trả lương cho nhân viên.
  • Định mức lao động phải ở mức trung bình, bảo đảm phần lớn người lao động có thể hoàn thành trong giờ làm việc bình thường và phải được thử nghiệm trước khi áp dụng chính thức.
  • Khi thiết lập thang lương, bảng lương và định mức lao động, người sử dụng lao động cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có tổ chức này.

Thang lương, bảng lương và mức lao động cần được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi áp dụng.

Xem thêm: Thang bảng lương là gì?

Xem thêm: Cách lập thang, bảng lương công ty cổ phần

2. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất 2024

Để xây dựng thang bảng lương chuẩn, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng hệ thống thang bảng lương phù hợp với doanh nghiệp

  • Thang bảng lương cần chia thành nhiều bậc lương khác nhau.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, doanh nghiệp phải có ít nhất 2 bậc lương để tạo động lực cho người lao động, dù không giới hạn số bậc lương tối đa. Thông thường, doanh nghiệp xây dựng từ 5 đến 15 bậc lương. Khi đáp ứng điều kiện, người lao động sẽ được nâng lên bậc lương cao hơn.

  • Mức lương ở bậc 1 phải ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.

Thang bảng lương là căn cứ để thỏa thuận mức lương trong hợp đồng và trả lương cho người lao động. Theo khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động, mức lương ghi trong thang bảng lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Hiện nay, mức lương tối thiểu hiện đang được áp dụng với từng vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.960.000

23.800

Vùng II

4.410.000

21.200

Vùng III

3.860.000

18.600

Vùng IV

3.450.000

16.600

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định mức chênh lệch tiền lương giữa các bậc lương.

Mức lương ở từng bậc được xác định dựa trên công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động. Trước đây, Nghị định 49/2013/NĐ-CP yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa hai bậc lương liền kề là 5%. Tuy nhiên, theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP và tiếp theo là Nghị định 74/2024/NĐ-CP, quy định về khoảng cách này đã được bãi bỏ, cho phép doanh nghiệp tự quyết định mức chênh lệch, với mức thấp nhất chỉ cần 0,5%, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Bước 2: Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động trong doanh nghiệp.

Theo khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương và bảng lương.

Lưu ý: Nếu không tham khảo ý kiến này, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Trong trường hợp doanh nghiệp không có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, thì không buộc phải xin ý kiến từ công đoàn cấp trên.

Bước 3: Công khai thang bảng lương tại nơi làm việc trước khi áp dụng.

Theo khoản 3 Điều 93 Bộ luật Lao động, việc công bố thang bảng lương là yêu cầu bắt buộc. Nếu không thực hiện công khai trước khi áp dụng, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng, theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Bước 4: Lưu trữ thang bảng lương và hồ sơ liên quan.

Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2019 không yêu cầu doanh nghiệp nộp thang lương, bảng lương cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, nhưng doanh nghiệp cần tự lưu trữ hồ sơ và sẵn sàng giải trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Xem thêm: Trả lương cao Hơn thang bảng lương có vi phạm quy định không?

3. Mẫu thang lương, bảng lương mới nhất 2024

Mẫu thang bảng lương mới nhất năm 2024

Xem thêm: Thang bảng lương có cần đăng ký không?

4. Mức phạt về xây dựng thang bảng lương 2024

Mức phạt về xây dựng thang bảng lương 2024

Theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm một trong các hành vi sau:

  • Không công bố công khai thang lương, bảng lương, mức lao động và quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
  • Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động, hoặc không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức.
  • Không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương và quy chế thưởng.

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 17, nếu người sử dụng lao động trả lương cho nhân viên thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định, mức phạt sẽ như sau:

  • Từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng cho vi phạm từ 1 đến 10 người lao động.
  • Từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng cho vi phạm từ 11 đến 50 người lao động.
  • Từ 50.000.000 đến 75.000.000 đồng cho vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Lưu ý: Mức phạt quy định trên áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt dành cho cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

dichvuketoan.pro.vn vừa hướng dẫn bạn cách xây dựng thang bảng lương mới nhất 2024. Thực tế, thang bảng lương phải được sửa đổi và đăng ký lại hằng năm. Do đó, doanh nghiệp nên cập nhật những thông tin trên để xây dựng bảng lương đúng với yêu cầu. Nếu doanh nghiệp vẫn còn bối rối về vấn đề này, liên hệ ngay dichvuketoan.pro.vn để được hỗ trợ tư vấn miễn phí về dịch vụ lao động thang bảng lương, dịch vụ kê khai lao động.

Xem thêm: Mẫu thang bảng lương mới nhất năm 2024

Xem thêm: Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương 2024

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán trực tuyến. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Danh sách công ty.

 

Bài viết liên quan
Contact