Quy định về quyền & nghĩa vụ của trung tâm tư vấn pháp luật

Tìm hiểu ngay: Trung tâm tư vấn pháp luật là gì? Phạm vi hoạt động, quyền & nghĩa vụ của Trung Tâm Tư Vấn Pháp Luật theo Nghị định 77 về tư vấn pháp luật.

Trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

Trung tâm tư vấn pháp luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật, hỗ trợ pháp lý cũng như giải đáp thắc mắc trong mọi lĩnh vực pháp luật cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Điều này giúp họ chấp hành tốt quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo Điều 3 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, nếu tổ chức đảm bảo mọi điều kiện thì có quyền thành lập trung tâm tư vấn pháp luật để tiến hành tư vấn luật và pháp lý nói chung cho các đối tượng sau:

  • Thành viên, hội viên, đoàn viên thuộc tổ chức chủ quản;
  • Các cá nhân và tổ chức khác.

Ngoài ra tại Điều 10 Nghị định này cũng ghi rõ, các trung tâm tư vấn pháp luật nên thực hiện việc tư vấn luật miễn phí cho các đối tượng sau:

  • Thành viên, hội viên, đoàn viên thuộc tổ chức chủ quản;
  • Người nghèo và các đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi theo luật định.

Trung tâm tư vấn pháp luật có tài khoản riêng, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Đồng thời, việc khắc con dấu cũng như sử dụng con dấu phải được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: 

>>So sánh văn phòng luật sư và công ty luật;

>>Quy định về con dấu pháp nhân.

Phạm vi hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật

Trung tâm tư vấn pháp luật được phép thực hiện các hoạt động tư vấn luật, tư vấn pháp lý như sau:

  • Tư vấn, đề xuất, đưa ra ý kiến về pháp luật;
  • Hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc về pháp luật;
  • Cung cấp các văn bản luật và thông tin về pháp luật;
  • Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn thực hiện các công việc liên quan đến luật pháp (trừ khi pháp luật có quy định khác);
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu pháp lý như đơn từ, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác.

Lưu ý:

Trung tâm tư vấn pháp luật có thể tiếp nhận và giải quyết vụ việc trong mọi lĩnh vực pháp luật.

>> Tìm hiểu thêm: Dịch vụ soạn thảo đơn thư pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của trung tâm tư vấn pháp luật 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2008/NĐ-CP (Nghị định về tư vấn pháp luật), trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền và nghĩa vụ sau đây.

1. Quyền của trung tâm tư vấn pháp luật

  • Giải quyết các vụ việc trong phạm vi hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cần được tư vấn pháp luật;
  • Phản ánh với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được tư vấn pháp luật.

2. Nghĩa vụ của trung tâm tư vấn pháp luật

  • Tuân thủ quy định của pháp luật về luật sư và trợ giúp pháp lý;
  • Chịu trách nhiệm về việc sử dụng luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật tại trung tâm; 
  • Bồi thường thiệt hại nếu lỗi do luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm gây ra trong quá trình tư vấn luật;
  • Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật cho Sở Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Sở.

Một số lưu ý khác khi thành lập trung tâm tư vấn pháp luật

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 77 về tư vấn pháp luật, khi tiến hành mở trung tâm tư vấn pháp luật, có một số điểm quan trọng khác bạn cần lưu ý gồm:

➧ Quyết định thành lập trung tâm tư vấn pháp luật:

  • Phải do người đứng đầu tổ chức chủ quản (*) ký;
  • Phải bao gồm các thông tin như: tên, mục đích, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật.

➧ Phạm vi thành lập trung tâm tư vấn pháp luật:

  • Trên toàn quốc: Đối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp trung ương, cấp ngành;
  • Trong tỉnh/thành phố nơi cơ sở đặt trụ sở chính: Đối với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành;
  • Trong phạm vi địa phương: Đối với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cấp huyện, tỉnh.

➧ Tên của trung tâm tư vấn pháp luật:

  • Phải gồm cụm từ “Trung tâm tư vấn pháp luật” và tên của tổ chức chủ quản;
  • Nếu tổ chức chủ quản mở từ 2 trung tâm tư vấn pháp luật trở lên thì tên của các trung tâm phải khác nhau.

Ghi chú:

(*) Tổ chức chủ quản là các tổ chức như: tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu ngành luật.

Bài viết liên quan:

>> Điều kiện và thủ tục thành lập trung tâm tư vấn pháp luật;

>>Lưu ý khi thành lập công ty luật;

>>Điều kiện mở văn phòng luật sư – hoạt động tư vấn luật.

Các câu hỏi liên quan đến trung tâm tư vấn pháp luật

1. Trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

Trung tâm tư vấn pháp luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn luật, hỗ trợ pháp lý cũng như giải đáp thắc mắc trong mọi lĩnh vực pháp luật cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Điều này giúp họ chấp hành tốt quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

>> Xem chi tiết:Trung tâm tư vấn pháp luật là gì.

2. Trung tâm tư vấn pháp luật có con dấu không?

Có. Trung tâm tư vấn pháp luật có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

>> Xem chi tiết:Trung tâm tư vấn pháp luật là gì.

3. Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện những hoạt động tư vấn gì?

Trung tâm tư vấn pháp luật được phép thực hiện các hoạt động tư vấn luật, tư vấn pháp lý như sau:

  • Tư vấn, đề xuất, đưa ra ý kiến về pháp luật;
  • Hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc về pháp luật;
  • Cung cấp các văn bản luật và thông tin về pháp luật;
  • Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn thực hiện các công việc liên quan đến luật pháp (trừ khi pháp luật có quy định khác);
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu pháp lý như đơn từ, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác.

>> Xem chi tiết:Phạm vi hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật.

4. Trung tâm tư vấn pháp luật có quyền gì?

Trung tâm tư vấn pháp luật có các quyền sau:

  • Giải quyết các vụ việc trong phạm vi hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các thông tin có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cần được tư vấn pháp luật;
  • Phản ánh với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần được tư vấn pháp luật.

>> Xem chi tiết:Quyền của trung tâm tư vấn pháp luật.

5. Nghĩa vụ của trung tâm tư vấn pháp luật là gì?

Trung tâm tư vấn pháp luật có nghĩa vụ:

  • Tuân thủ quy định của pháp luật về luật sư và trợ giúp pháp lý;
  • Chịu trách nhiệm về việc sử dụng luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật tại trung tâm; 
  • Bồi thường thiệt hại nếu lỗi do luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của trung tâm gây ra trong quá trình tư vấn luật;
  • Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật cho Sở Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Sở.

>> Xem chi tiết:Nghĩa vụ của trung tâm tư vấn pháp luật.

Gọi cho chúng tôi theo số 0978 578 866 (Miền Bắc)  0903 003 779 (Miền Trung)  0938 268 123 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán online. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

 

Bài viết liên quan
Contact