Tự gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Mất bao lâu?

Tự gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Mất bao lâu?


Luật bảo hiểm xã hội đã quy định về mỗi cá nhân chỉ được 1 sổ bảo hiểm. Do đó khi có nhiều sổ thì việc gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định nên được người lao động cân nhắc. dichvuketoan.pro.vn sẽ giúp người lao động hiểu rõ về quy trình gộp sổ, cũng như giải đáp các thắc mắc về gộp sổ thông qua bài viết dưới đây. 

1. Gộp sổ bảo hiểm được hiểu như thế nào?

Theo quy định mỗi cá nhân chỉ được có 1 sổ bảo hiểm xã hội, nhưng hiện nay tình trạng người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên tồn tại rất nhiều. Vì vậy việc gộp sổ được thực hiện nhằm gộp 2 hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội thành 1. Điều này nhằm tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cá nhân về sau như các thủ tục về Bảo hiểm Xã hội thai sản cho chồng, tai nạn…của người lao động.

Gộp sổ bảo hiểm xã hội 2020

2. Các hình thức gộp sổ bảo hiểm thường gặp

2.1 Gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội

Việc có 2 sổ bảo hiểm xã hội có thể xảy ra khi người lao động thay đổi công ty, đơn vị làm việc nhưng không thực hiện chốt sổ tại đơn vị cũ, dẫn đến có 2 sổ (làm việc tại 2 công ty hoặc nhiều hơn nhưng có thực hiện chốt sổ). Việc gộp 2 sổ này chỉ thực hiện khi thời gian đóng không trùng nhau. Nếu các sổ bị trùng thì phải thực hiện cả 2 thủ tục là giảm trùng và gộp sổ.

2.2 Gộp nhiều sổ bảo hiểm xã hội

Nếu người lao động nằm trong trường hợp sở hữu nhiều sổ thì có thể xảy ra khi người lao động làm việc ở nhiều đơn vị nhưng công ty không thực hiện chốt sổ, hoặc người lao động chủ quan và không yêu cầu chốt sổ nhưng tham gia bảo hiểm ở công ty mới. Bên cạnh đó khi người lao động di chuyển nơi ở có thể phát sinh trường hợp có các sổ bảo hiểm khác tỉnh cần phải chỉnh sửa nhưng ngại các vấn đề thủ tục. Cho nên việc có từ 2 hay nhiều sổ có thể do lỗi của cả người lao động và cơ quan nơi họ tham gia làm việc.

Do vậy người lao động nên lưu ý thực hiện gộp sổ để đảm bảo quyền lợi cũng như các trợ cấp liên quan đến sổ bảo hiểm.

Các hình thức gộp sổ bảo hiểm xã hội 2020

3. Gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu? Gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?

3.1 Thời gian gộp sổ bảo hiểm xã hội mất bao lâu?

Thời gian gộp sổ bảo hiểm được quy định:

– Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;

– Không quá 45 ngày đối với các trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội tại các tỉnh hoặc nhiều đơn vị. 

Trường hợp người lao động có nhiều sổ sẽ kéo dài hơn so với 2 sổ nhưng phải đảm bảo đúng quy định. 

Tìm hiểu thêm: Đơn trình báo mất sổ Bảo hiểm Xã hội

Quy định về thời gian gộp sổ

3.2 Gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu?

Người lao động có thể thực hiện gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội, hay nhiều sổ thông qua:

– Nộp hồ sơ trực tiếp lên các cơ quan bảo hiểm và chờ giải quyết;

– Nhờ các công ty về dịch vụ bảo hiểm để giảm bớt khó khăn cũng như tối ưu quá trình cho người lao động. 

4. Tự gộp sổ bảo hiểm xã hội

Hiện nay người lao động có thể tự làm hồ sơ tự gộp sổ trong các trường hợp:

– Doanh nghiệp – nơi họ đang làm việc hoặc đã từng làm việc – phá sản và không còn pháp lí để giải quyết gộp sổ cho lao động;

– Doanh nghiệp giải thể không giải quyết được thủ tục gộp sổ đúng quy định;

– Doanh nghiệp không thanh toán nợ ảnh hưởng tới quy trình hoạt động công ty, cũng như quá trình tham gia bảo hiểm của người lao động. Họ không đóng bảo hiểm ảnh hưởng đến quyền lợi nhận trợ cấp của người lao động. 

Trong các trường hợp trên, người lao động nên làm hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội để đảm bảo nhận được phúc lợi về đảm bảo các yêu cầu của luật trợ cấp thất nghiệp, lao động để hưởng đầy đủ phúc lợi từ bảo hiểm.

5. Thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội trở lên

Việc gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội hay nhiều sổ cũng phải thông qua thủ tục được quy định cụ thể như sau:

5.1 Kiểm tra thông tin

– Kiểm tra các thông tin về họ tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, giới tính trên các sổ bảo hiểm. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

+ Trường hợp 1 là thông tin trùng khớp (thực hiện kiểm tra quá trình đóng bảo hiểm);

+ Trường hợp 2 là không trùng khớp (làm hồ sơ điều chỉnh để các thông tin trùng khớp).

Hồ sơ bao gồm:

+ Mẫu TK1-TS (tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm): Đơn vị ghi rõ yêu cầu gộp sổ vào mục số 14;

+ Sổ bảo hiểm xã hội sai thông tin;

+ Các giấy tờ (CMND, giấy khai sinh, trích lục khai sinh,…);

+ Mẫu D01-TS (bảng kê thông tin nếu có): Đơn vị kê khai các giấy tờ làm căn cứ gộp sổ.

=> Nộp hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân sai cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp sổ sai thông tin.

Lưu ý: Nếu hai số CMND, căn cước trên hai sổ khác nhau thì không cần làm hồ sơ điều chỉnh.

5.2 Kiểm tra nội dung trên sổ

Quá trình đóng bảo hiểm sẽ có những sai sót như ghi nhận thiếu quá trình, sai chức danh.

– Trường hợp 1: Nội dung trên sổ bảo hiểm chính xác, đầy đủ;

– Trường hợp 2: Thiếu quá trình đóng; sai thông tin, chức danh; mức lương => Làm hồ sơ điều chỉnh.

Hồ sơ bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội;

+ Công văn xác nhận điều chỉnh thông tin sai (nếu có);

+ Mẫu D02-TS (nếu có).

=> Nộp lên cơ quan nơi cấp sổ bảo hiểm để được điều chỉnh.

5.3 Thủ tục gộp sổ

Sau khi kiểm tra các thông tin ghi trên sổ chính xác thì thực hiện thủ tục gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhiều sổ bao gồm:

– Mẫu TK1-TS;

– 2 hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội cần gộp;

– Mẫu D01-TS (nếu có).

Thời gian và thủ tục gộp nhiều hay 2 sổ bảo hiểm xã hội phải thực hiện đúng quy định nêu ở phần trên nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động.

Thủ tục về gộp sổ bảo hiểm mới nhất

6. Thông tin về mẫu D01-TS và mẫu TK1-TS 

  • Mẫu TK1-TS:

  • Mẫu D01-TS:

Người lao động có thể tải 2 mẫu tờ khai sau để hoàn thành thủ tục gộp 2 hay nhiều sổ bảo hiểm xã hội tại đây:

Những thông tin trên cung cấp đầy đủ về thủ tục, vấn đề liên quan đến gộp 2 sổ bảo hiểm xã hội, hay gộp nhiều sổ. dichvuketoan.pro.vn sẽ thường xuyên cập nhật những thay đổi mới nhất qua các bài đăng sau. Người lao động nên thường xuyên quan tâm để nắm bắt những thay đổi mới. Liên hệ thông tin bên dưới để được hỗ trợ.

Xem thêm: Gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu

Xem thêm: Một số vấn đề về gộp sổ bhxh

Xem thêm: Gửi nhờ đóng bảo hiểm xã hội

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kế toán trực tuyến. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp kế toán toàn diện và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Các dịch vụ chính:

  • Dịch vụ kế toán thuế: Kê khai thuế định kỳ, quyết toán thuế, tư vấn chính sách thuế mới nhất.
  • Dịch vụ kế toán nội bộ: Lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán, tối ưu hóa quy trình tài chính.
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đăng ký kinh doanh, mở tài khoản ngân hàng và khai thuế ban đầu.
  • Tư vấn luật doanh nghiệp: Soạn thảo và rà soát hợp đồng, đăng ký bảo hộ thương hiệu, giải quyết các vấn đề pháp lý.
  • Hỗ trợ thủ tục doanh nghiệp: Thành lập chi nhánh, đăng ký giấy phép con, thay đổi thông tin kinh doanh.

Lợi ích khi chọn chúng tôi:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trực tuyến tiện lợi, cập nhật kịp thời mọi thay đổi trong quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ chuyên gia uy tín.
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin doanh nghiệp.

Liên hệ ngay:
Hãy gọi ngay đến 0946724666 để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp. CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN – KẾ TOÁN THUẾ VIỆT NAM sẵn sàng đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Danh sách công ty.

 

Bài viết liên quan
Contact