Công ty mới thành lập cần làm những gì năm 2025

 

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? Công việc kế toán cần làm gì? Sử dụng hóa đơn gì? Công ty mới thành lập kê khai theo quý hay tháng, theo phương pháp nào? Kế toán dichvuketoan.pro.vn xin chia sẻ các công việc kế toán cần làm trong công ty mới thành lập:

=> Trong bài viết trước, Kế Toán Trực Tuyến đã hướng dẫn cụ thể một số hồ sơ, thủ tục khai thuế ban đầu cho Công ty mới thành lập. 
Nếu bạn chưa đọc thì đọc lại tại đây nhé: Thủ tục hồ sơ khai thuế ban đầu

Công việc của kế toán trong Doanh nghiệp mới thành lập sẽ mất khá nhiều thời gian ban đầu như: Thủ tục hành chính (Tài khoản ngân hàng, hóa đơn, kê khai thuế, BHXH, LĐTBXH, liên đoàn lao động, con dấu …), tiếp đó lại phải hoàn thiện sổ sách, chứng từ tại Doanh nghiệp.

=> Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí, ngay khi các bạn thuê Công ty luật về dịch vụ thành lập Doanh nghiệp làm Giấy phép kinh doanh, các bạn thuê luôn họ làm các thủ tục như: Khắc dấu công ty; Mở tài khoản ngân hàng; Mua chữ ký số…(Kiểu gì cũng phải làm nhé).
 
Phải có Tài khoản ngân hàng thì mới nộp tiền thuế điện tử qua mạng được và phải có Chữ ký số thì mới nộp Tờ khai thuế qua mạng được (Vì hiện tại hầu như tất cả các Cơ quan thuế đều nhận tờ khai qua mạng và thu tiền thuế điện tử).

Tiếp nữa làNhững hóa đơn từ 20tr trở lên thì phải Chuyển khoản mới được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế GTGT(Nên các bạn mở TK ngân hàng càng sớm càng tốt).
—————————————————————-
=> Sau khi đã có: Giấy phép kinh doanh; Con dấu; Tài khoản ngân hàng; Chữ ký số các bạn làm theo trình tự sau:
———————————————————————

1, Kê khai thuế môn bài và nộp tiền thuế môn bài:
Mức thu lệ phí môn bài như sau:

a) Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống:
2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác:
1.000.000
(một triệu) đồng/năm.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
a) Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

a) Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
 
Ví dụ: Dịch vụ kế toán online thành lập ngày 12/03/2025 mức vốn điều lệ là 3 tỷ => Công ty sẽ được miễn lệ phí môn bài năm 2025 (miễn thuế môn bài năm đầu thành lập).
– Nộp Tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất ngày 30/01/2026.
– Nộp Tiền thuế môn bài năm 2026 chậm nhất ngày 30/01/2026 (Mức nộp là 2.000.000đ/năm)
– Từ năm 2027 trở đi sẽ phải nộp tiền lệ phí môn bài hàng năm. Hạn chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
 ———————————————————————
2, Doanh nghiệp mới thành lập kê khai theo tháng hay quý:

a, Một số chú ý khi kê khai thuế GTGT:
– Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ Trực tiếp.
– Có 2 kỳ kê khai là theo tháng theo quý
=> Những Doanh Nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng được lựa chọn kê khai theo Qúymuốn kê khai theo phương pháp nào (trực tiếp hay khấu trừ) thì nộp Mẫu tờ khai thuế GTGT theo phương pháp đó, cụ thể như sau:

Ví dụ 1:
– Doanh nghiệp bạn muốn kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ thì nộp Mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT ngay tại kỳ kê khai thuế GTGT đầu tiên.
Ví dụ 2:
– Doanh nghiệp bạn muốn kê khai thuế GTGT theo pp trực tiếp thì nộp Mẫu tờ khai thuế GTGT 04/GTGT ngay tại kỳ kê khai thuế GTGT đầu tiên.

Chú ý: Dù không phát sinh thì các bạn vẫn phải nộp Tờ khai thuế GTGT nhé (không nộp sẽ bị phạt chậm nộp Tờ khai).

=> Điều kiện để lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT theo khấu trừ hay trực tiếp và cách kê khai thuế GTGT như thế nào …
Các bạn xem tại đây nhéCách kê khai thuế GTGT
 

Chú ý: Bạn phải xác định được Doanh Nghiệp mình lựa chọn kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào (Khấu trừ hay Trực tiếp) => Thì tiếp đó mới lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng. (Chi tiết xem tiếp phần “Hóa đơn” bên dưới)

b, Một số chú ý khi kê khai thuế TNCN:
– Có 2 kỳ kê khai thuế TNCN là kê khai theo tháng theo Qúy.

=> Nếu Doanh Nghiệp thuộc đối tượng đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo Qúy thì cũng được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo Qúy. => Như vậy là Doanh Nghiệp mới thành lập cũng được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo Qúy.

c, Một số chú ý khi khai thuế TNDN:
– Hàng Qúy căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh: Nếu có lãi Doanh Nghiệp thực hiện
tạm nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của quý. (không phải nộp Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý).
– Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất vào ngày 30 của tháng đầu của quý sau.

Ví dụ: DN bạn thành lập ngày 13/4/2025 (tức là quý 2/2025),
Nếu tạm tính quý 2/2025 ra số tiền thuế TNDN phải nộp thì hạn nộp Tiền thuế TNDN tạm tính quý 2/2025 chậm nhất là ngày 30/07/2025.

Chú ý: Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 80% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

—————————————————————————-
 

3, Doanh nghiệp mới thành lập sử dụng hoá đơn gì:

– Như đã nói ở trên phần 2 là: Bạn phải xác định được Doanh Nghiệp mình lựa chọn kê khai thuế GTGT theo pp nào (Khấu trừ hay Trực tiếp) => Thì tiếp đó mới lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng.

Xem thêm:Các loại hóa đơn hiện nay

Cụ thể như sau:

a, Nếu bạn lựa chọn Doanh Nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT 
b, Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng 

=> Hiện nay thì Doanh Nghiệp sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử => Các bạn liên hệ với các bên cung cấp hóa đơn điện tử uy tín như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV, Misa …Tuy chi phí cao hơn nhưng hỗ trợ và đảm bảo an toàn.

————————————————————————————

4. Lựa chọn Chế độ kế toán 
 Có 3 Chế độ kế toán là:

    Chế độ kế toán theo Thông tư 200 áp dụng cho DN;
    Chế độ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho DN vừa và nhỏ;
    Chế độ kế toán theo Thông tư 132 áp dụng cho DN siêu nhỏ.

– Bạn phải xác định được quy mô của Doanh Nghiệp mình để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp => Hạch toán sổ sách kế toán mới đúng.

Ví dụ: Doanh Nghiệp vừa và nhỏ được sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hoặc 200 (Thường sẽ chọn 133), Nhưng DN lớn chỉ được sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200.

 
– Trường hợp bạn muốn thay đổi chế độ kế toán

Ví dụ: Doanh Nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, bây giờ muốn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200 thì phải thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

5. Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ(nếu Doanh Nghiệp bạn có TSCĐ):
Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
    – Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng.
(Thường lựa chọn phương pháp này)
    – Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
    – Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC: “Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.”

Nghĩa là: Trước khi bắt đầu thực hiện trích khấu hao TSCĐ thì DN phải thông báo cho cơ quan thuế.

———————————————————————————–
6. Cơ quan Lao động thương binh xã hội và BHXH:

a, Những Báo cáo phải nộp cho Phòng (sở) Lao động thương binh xã hội:
– DN phải Báo cáo tình hình sử dụng 6 tháng đầu năm và hằng năm nộp cho Phòng LĐ TBXH.
Phải lập Sổ quản lý lao động lưu tại DN(trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động)

Chi tiết xem thêm: Quy định về báo cáo tình hình sử dụng lao động

– DN phải tự quyết định và xây dựng thang lương, bảng lương lưu tại DN.

Chi tiết xem thêm: Cách xây dựng thang bảng lương

b, Với cơ quan Bảo hiểm xã hội:
– Khi ký hợp đồng lao động có thời hạn
từ đủ 01 tháng trở lên: => Thì DN phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho nhân viên.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng lao động => Phải tham gia BHXH bắt buộc.

Chi tiết xem thêm: Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội

c, Liên đoàn lao động:
– Sau khi tham gia BHXH xong, nộp tiền BHXH xong thì các bạn liên hệ với Liên đoàn lao động Quận (huyện) nơi Doanh Nghiệp đóng địa bàn để nộp tiền Kinh phí công đoàn nhé.

——————————————————————————————–
Trên đây là 1 số Công việc kế toán phải làm cho công ty mới thành lập, ngoài ra tùy thuộc vào quy mô và loại hình doanh nghiệp mà các bạn sẽ phải làm việc với 1 số cơ quan khác, và các công việc khác.

———————————————————————-

Dịch vụ kế toán onlinexin chúc các bạn thành công.
Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế Giá trị gia tăng – Thu nhập cá nhân – Thu nhập doanh nghiệp… Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Khóa học kế toán thuế thực tế chuyên sâu.
Ngoài ra, với các Doanh nghiệp chưa có bộ máy kế toán có thể tham khảo Dịch vụ kế toán trọn gói mà chúng tôi đang hỗ trợ cho rất nhiều DN trên địa bàn Hà Nội.
————————————————————————-

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact