Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2025

 

Hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN

I. Quy định về đăng ký người phụ thuộc:

+ Trước ngày 06/02/2025: Việc đăng ký người phụ thuộc được thực hiện theo quy định tại Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế  (Ban hành ngày: 03/12/2020, có hiệu lực từ ngày 17/01/2021)

+ Từ ngày 06/02/2025: Việc đăng ký người phụ thuộc được thực hiện theo quy định tại Thông tư 86/2024/TT-BTC quy định về đăng ký thuế (Ban hành ngày: 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 06/02/2025)

+ Từ ngày 01/07/2025 trở đi: Theo quy định tại khoản 2, điều 38 của Thông tư 86/2024/TT-BTC như sau:

Điều 38. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2025, thay thế Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Kể từ ngày 01/7/2025, người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng mã số thuế theo quy định tại Điều 35 Luật Quản lý thuế thực hiện sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Vậy là: Mã số thuế người phụ thuộc được sử dụng đến hết ngày 30/6/2025

Từ ngày 01/07/2025, Số định danh cá nhân được sử dụng thay cho mã số thuế người phụ thuộc
Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an cấp theo quy định của pháp luật về căn cước là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số được sử dụng thay cho mã số thuế của người người phụ thuộc quy định tại điểm l khoản 2 Điều 4 Thông tư 86/2024/TT-BTC

Điều 4. Đối tượng đăng ký thuế
2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
l) Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

 
II. Tổng quan về đăng ký thuế cho người phụ thuộc:

1. Mục đích của việc đăng ký người phụ thuộc:

Để được tính giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc (4.400.00/người/tháng) khi tính thuế TNCN -> Nhằm làm giảm thu nhập tính thuế -> Giảm số thuế TNCN phải nộp

Lưu ý: Muốn được tính giảm trừ NPT tại 1 công ty nào đó thì phải thực hiện đăng ký NPT tại công ty đó

2. Khi nào cần đăng ký người phụ thuộc:

Khi cá nhân NLĐ có Thu nhập chịu thuếGiảm trừ bản thân> 0 (Tức là có thu nhập chịu thuế lớn hơn 11 triệu thì nếu NLĐ có NPT sẽ thực hiện đăng ký NPT để được tính giảm trừ NPT khi tính thuế TNCN)

Còn đối với các cá nhân NLĐ mà có Thu nhập chịu thuế < Mức giảm trừ bản thân (11 triệu) thì cá nhân NLĐ này không bị khấu trừ thuế TNCN => Nên không cần phải đăng ký NPT để tính giảm trừ gia cảnh nữa (Còn nếu NLĐ vẫn đăng ký hoặc đã đăng ký giảm trừ NPT tại doanh nghiệp từ trước đó rồi thì khi tính thuế TNCN vẫn tính giảm trừ, khi làm QTT TNCN vẫn đưa thông tin giảm trừ NPT vào tờ khai quyết toán (PL 05-3/BK-TNCN)

 
Lưu ý: Về số lần đăng ký NPT:

Cá nhân (NLĐ) chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc 1 lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh.

Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu

Ví dụ: Vào tháng 2/2025, chị Hòa đã đăng ký NPT là con nhỏ Trần Văn Hải tại công ty Kế Toán dichvuketoan.pro.vn

+ Sang năm 2026, Chị Hòa tiếp tục làm việc tại công ty Kế Toán dichvuketoan.pro.vn thì Chị Hòa không phải thực hiện đăng ký lại NPT là con nhỏ Trần Văn Hải tại công ty Kế Toán dichvuketoan.pro.vn nữa, công ty Kế Toán dichvuketoan.pro.vn vẫn tiếp tục tính giảm trừ NPT là con nhỏ này cho chị Hòa

+ Đến tháng 6/2027, chị Hòa chuyển nơi làm việc: Kết thúc hợp đồng với công ty Kế Toán dichvuketoan.pro.vn và ký hợp đồng 36 tháng với công ty Mai Thanh

=> Khi sang công ty Mai Thanh làm việc, chị Hòa muốn được tính giảm trừ NPT là con nhỏ Trần Văn Hải này tại công ty Mai Thanh thì phải thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh NPT cho công ty Mai Thanh.
 

3. Điều kiện đăng ký NPT:

3.1. Đối với người nộp thuế (Tức là cá nhân – Người lao động có thu nhập đó ạ):
Theo tiết c.2.1, điểm c, khoản 1, điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
=> Muốn đăng ký NPT thì cá nhân (Người lao động có thu nhập) phải là người đã có mã số thuế TNCN rồi thì mới được đăng ký.

Chi tiết các bạn xem tại đây:Cách đăng ký mã số thuế TNCN

3.2. Đối với người phụ thuộc:
+ Thuộc đối tượng là người phụ thuộc và đáp ứng được các điều kiện để là người phụ thuộc theo Quy định tại khoản 1, điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC
+ Trong năm tính thuế đó NPT chưa được đăng ký lấy giảm trừ cho ai (cá nhân người lao động khác). Vì theo Theo tiết c.2.4, điểm c, khoản 1, điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:

Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

+ Đăng ký trong thời hạn quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC
 
3.2.1. Đối tượng NPT và điều kiện để được tính là NPT:
Người phụ thuộc là người mà người nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng

Ví dụ như con, Vợ hoặc chồng, bố mẹ, Anh chị em ruột hay Ông bà nội ngoại; cô dì chú bác ruột…
Chi tiết các bạn xem tại đâyNgười phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những ai? Điều kiện là gì?

3.2.2. Thời hạn đăng ký NPT:
* Đối với các đối tượng: Con, Vợ hoặc chồng của người nộp thuế, Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.
=> Thì không có quy định khống chế về thời hạn đăng ký để được tính giảm trừ
Ví dụ: Muốn tính giảm trừ NPT là con đẻ cho kỳ tính thuế năm 2025 thì chỉ cần khi doanh nghiệp/cá nhân nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2025 đã có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. (Kể cả đăng ký sau ngày 31/12/2025 vẫn được tính giảm trừ, chỉ cần có làm thủ tục đăng ký và kê khai đầy đủ thông tin của NPT lên tờ khai QTT TNCN.)
* Đối với các đối tượng được quy định tại tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC là các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng, bao gồm:
1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
 
=> Thì thời hạn đăng ký để tính giảm trừ như sau: Chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó. 
Theo quy định tại Điểm c.2, Khoản 1, Điều 9,Thông tư 111/2013/TT-BTC
Ví dụ: Người lao động có NPT là Ông nội đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định
+ Nếu muốn được tính giảm trừ NPT là Ông nội cho kỳ tính thuế năm 2024: thì thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31/12/2024
+ Quá ngày 31/12/2024, tức là từ ngày 01/01/2025 trở đi mà mới tiến hành làm thủ tục đăng ký NPT là Ông nội thì sẽ không được tính giảm trừ cho năm 2024 nữa, mà chỉ được tính giảm trừ cho năm 2025 trở đi thôi.
4. Cách thức đăng ký người phụ thuộc:
 
+ Cách 1: Uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký

+ Cách 2: Tự cá nhân làm hồ sơ đăng ký NPT trực tiếp với cơ quan thuế

 
4.1.Cách đăng ký thuế theo Thông tư 86/2024/TT-BTC ở giai đoạn từ ngày 01/07/2025 trở đi
 
Từ ngày 01/07/2025, Số định danh cá nhân được sử dụng thay cho mã số thuế người phụ thuộc
 
Trình tự thủ tục và hồ sơ đăng ký thuế trong từng trường hợp như sau:

4.1.1. Trường Hợp Cá nhân Tự Đăng ký Trực Tiếp Với Cơ Quan Thuế:
Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điều 22 của Thông tư 86/2024/TT-BTC như sau:

c) Trường hợp cá nhân quy định tại điểm k, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp thuế thu nhập cá nhân không qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế
c.1) Địa điểm nộp hồ sơ:
– Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
– Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trà từ nước ngoài.
– Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú đối với những trường hợp khác.
c.2) Hồ sơ đăng ký thuế:
– Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế: Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với người phụ thuộc: Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này.

 
4.1.2. Trường Hợp Cá Nhân Uỷ Quyền Cho Cơ Quan Chi Trả Thu Nhập (Doanh nghiệp) Đăng Ký
Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1, điều 22 của Thông tư 86/2024/TT-BTC như sau:
b) Trường hợp cá nhân quy định tại điểm k, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua cơ quan chi trả thu nhập và có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho cá nhân hoặc người phụ thuộc
b.1) Địa điểm nộp hồ sơ:
– Tại cơ quan chi trả thu nhập.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân tại nhiều cơ quan chi trả thu nhập trong cùng một kỳ nộp thuế, cá nhân chỉ ủy quyền đăng ký thuế tại một cơ quan chi trả thu nhập và thông báo số định danh cá nhân của cá nhân và người phụ thuộc với các cơ quan chi trả thu nhập khác để sử dụng vào việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế.
b.2) Hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc gồm: Văn bản ủy quyền Mẫu số 41/UQ-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này.
b.3) Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này, tổng hợp thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc vào tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
 
Cơ quan chi trả thu nhập sử dụng số định danh cá nhân của cá nhân, người phụ thuộc vào việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
4.2.Cách đăng ký người phụ thuộc theo Thông tư 86/2024/TT-BTC ở giai đoạn từ ngày 06/02/2025 đến hết ngày 30/06/2025
 
Tại thời điểm này thì khi đăng ký người phụ thuộc thì NPT sẽ vẫn được cơ quan thuế cấp mã số thuế NPT (Mã số thuế 10 chữ số) theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Thông tư 86/2024/TT-BTC
 
Trình tự thủ tục và hồ sơ đăng ký người phụ thuộc trong từng trường hợp như sau:

4.2.1. Trường Hợp Cá nhân Tự Đăng ký NPT Trực Tiếp Với Cơ Quan Thuế:

Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2, điều 22 của Thông tư 86/2024/TT-BTC như sau:
 

c) Trường hợp cá nhân quy định tại điểm k, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp thuế thu nhập cá nhân không qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế

c.1) Địa điểm nộp hồ sơ:
– Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.
– Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

c.2) Hồ sơ đăng ký thuế:
– Đối với người phụ thuộc:
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này;
 

Chi tiết về tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT thì các bạn xem và tải về tại đây:

Mẫu 20-ĐK-TCT Tờ khai đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
 

+ Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực của người phụ thuộc hoặc bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực (nếu không có hộ chiếu).
 
4.2.2. Trường Hợp Cá Nhân Uỷ Quyền Cho Cơ Quan Chi Trả Thu Nhập (Doanh nghiệp) Đăng Ký

Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 22 của Thông tư 86/2024/TT-BTC như sau:
 

b) Trường hợp cá nhân quy định tại điểm k, n khoản 2 Điều 4 Thông tư này nộp thuế thu nhập cá nhân thông qua cơ quan chi trả thu nhập và có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho cá nhân hoặc người phụ thuộc

b.1) Địa điểm nộp hồ sơ:
– Tại cơ quan chi trả thu nhập.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân tại nhiều cơ quan chi trả thu nhập trong cùng một kỳ nộp thuế, cá nhân chỉ ủy quyền đăng ký thuế tại một cơ quan chi trả thu nhập để được cơ quan thuế cấp mã số thuế. Cá nhân thông báo mã số thuế của cá nhân và người phụ thuộc với các cơ quan chi trả thu nhập khác để sử dụng vào việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế.

b.2) Hồ sơ đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc gồm:

– Văn bản ủy quyền Mẫu số 41/UQ-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này;
 

Chi tiết về Văn bản ủy quyền Mẫu số 41/UQ-ĐKT thì các bạn xem và tải về tại đây:
 
Mẫu giấy ủy quyền đăng ký thuế số 41/UQ-ĐKT theo Thông Tư 86
 
 
– Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân hoặc người phụ thuộc hoặc bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác còn hiệu lực (nếu không có hộ chiếu).

b.3) Cơ quan chỉ trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này, tổng hợp thông tin đăng ký thuế của người phụ thuộc vào tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.

 

Chi tiết về tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT thì các bạn xem và tải về tại đây:

Mẫu 20-ĐK-TH-TCT theo thông tư 86 tờ khai đăng ký người phụ thuộc

 

Cơ quan chi trả thu nhập sử dụng mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, người phụ thuộc vào việc khấu trừ, kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật.
 
4.2.3. Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 2, điều 36 của Thông tư 86/2024/TT-BTC thì:
 

Trường hợp cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11 và Điều 14 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP để thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế thì không phải nộp bản sao hộ chiếu trong hồ sơ đăng ký thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 22, khoản 1 Điều 25 Thông tư này nếu hộ chiếu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
 
4.3.Cách đăng ký người phụ thuộc theo Thông tư 105/2020/TT-BTC ở giai đoạn trước ngày 06/02/2025

4.3.1. Trường Hợp Cá nhân Tự Đăng ký Trực Tiếp Với Cơ Quan Thuế:
Bước 1: Cá nhân làm hồ sơ đăng ký thuế gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC;

Các bạn có thể xem mẫu và tải về tại đây:Mẫu 20-ĐK-TCT tờ khai đăng ký NPT theo TT105
– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
  
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Cơ Quan Thuế:
Nơi nộp: Tại Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú)
Lưu ý:
+ Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả nhưng tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế thì nộp hồ sơ tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc
+ Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam
 
4.3.2. Trường Hợp Cá Nhân Uỷ Quyền Cho Doanh nghiệp Đăng Ký Người Phụ Thuộc thay:
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
* Thủ tục:
Bước 1. Người lao động làm và nộp hồ sơ đăng ký NPT cho doanh nghiệp:
– Giấy ủy quyền đăng ký NPT
Các bạn có thể xem mẫu và tải về tại đây: Mẫu giấy ủy quyền đăng ký người phụ thuộc
– Giấy tờ của người phụ thuộc:
+ Đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên: Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân. (bản sao không yêu cầu chứng thực)
+ Đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi: Giấy khai sinh.
+ Đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh (bản sao không yêu cầu chứng thực)
=> Người lao động làm và nộp hồ sơ này cho Doanh nghiệp
Ngoài ra, người lao động sẽ phải nộp hồ sơ chứng minh NPT cho doanh nghiệp:
+ Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc).
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
+ Chi tiết về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc của từng đối tượng NPT thì các bạn xem tại đâyHồ sơ chứng minh người phụ thuộc
Bước 2: Doanh nghiệp thực hiện:
– Tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc vào tờ khai đăng ký NPT
– Gửi tờ khai đăng ký người phụ thuộc tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Lưu ý: Hiện nay, đang tồn tại các mẫu biểu tờ khai đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện đăng ký giảm trừ người phụ thuộc cho người lao động như sau:

 

Loại tờ khai
(Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)
Có Trên  
 
Điểm cần lưu ý
Phần mềm
HTKK
Hệ thống
thuedientu.gdt.gov.vn
Mẫu số: 07/THĐK-NPT-TNCN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
(Mẫu 02TH)

(Mẫu 02TH)

(Mẫu 02TH)
Có 2 cột chỉ tiêu: Thời điểm bắt đầu tính giảm trừ và Thời điểm kết thúc tính giảm trừ
Mẫu số: 20-ĐK-TH-TCT (Ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính) Mẫu này không có 2 cột chỉ tiêu: Thời điểm bắt đầu và Thời điểm kết thúc tính giảm trừ
 
Lưu ý:

Theo Công văn số 33318/CTHN-TTHT ngày 3/6/2024 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc đăng ký người phụ thuộc thì:
Kể từ ngày 1/1/2022, mẫu biểu hồ sơ về đăng ký người phụ thuộc được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Danh mục mẫu biểu hồ sơ khai thuế ban hành kèm Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Nên khi thực hiện đăng ký NPT sẽ sử dụng các mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN, 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành tại Thông tư 80/2021/TT-BTC

6. Cách đăng ký người phụ thuộc trước ngày 06/02/2025 trên HTKK:

Bước 1: Vào phần mềm hỗ trợ kê khai
– Chọn Mục “Thuế Thu Nhập Cá Nhân”
– Chọn tờ khai: Trong Mục “Thuế Thu Nhập Cá Nhân” này có 2 loại tờ khai đăng ký NPT

+ Nếu Chọn dòng: “20-ĐK-TH-TCT Đăng ký thuế tổng hợp NPT của CN có thu nhập từ TL, TC” thì đây là tờ khai đăng ký NPT Mẫu số: 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC)
+ Nếu chọn dòng “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” thì đây là Mẫu số: 20-ĐK-TH-TCT (theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC) – (chính là Mẫu 02TH)

Vậy thì: Khi nào chọn dòng: “20-ĐK-TH-TCT Đăng ký thuế tổng hợp NPT của CN có thu nhập từ TL, TC” và khi nào thì chọn dòng “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh”?
=> Kế Toán Trực Tuyến cung cấp các thông tin để các bạn tham khảo như sau:

Mẫu Có thể thực hiện việc:
“20-ĐK-TH-TCT Đăng ký thuế tổng hợp NPT của CN có thu nhập từ TL, TC”
(Tờ khai đăng ký NPT Mẫu số: 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC)
Đăng ký cấp MST cho NPT đúng thời điểm (Tháng đăng ký trùng với tháng bắt đầu tính giảm trừ. Ví dụ: Vợ anh An sinh con vào tháng 02/2025 thì ngay tại tháng 02/2025 anh An làm luôn thủ tục để đăng ký NPT là người con này => Tháng đăng ký (Tháng 02/2025) đang trùng với tháng bắt đầu tính giảm trừ (tháng 02/2025))
Thay đổi thông tin đăng ký thuế cho NPT. Ví dụ như trước đó đã kê khai sai thông tin giấy tờ của người phụ thuộc, ngày tháng năm sinh của NPT…
Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
(Tờ khai đăng ký NPT Mẫu số: 07/THĐK-NPT-TNCN (theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) (Mẫu 02TH)
Đăng ký cấp MST cho NPT đúng thời điểm
Thay đổi thông tin đăng ký thuế cho NPT
– Đăng ký cấp MST cho NPT chậm (Tháng đăng ký chậm sau (không trùng) với tháng bắt đầu tính giảm trừ. Ví dụ: Vợ anh An sinh con vào tháng 02/2025 nhưng đến tháng 7/2025 anh An mới làm thủ tục để đăng ký NPT là người con này và muốn khi quyết toán năm 2025 sẽ được tính giảm trừ từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là tháng 2/2025 => Sẽ sử dụng Mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN để đăng ký thời điểm bắt đầu tính giảm trừ là từ Tháng 2/2025)
– Đăng ký thời gian giảm trừ NPT cho những NPT đã có MST NPT. Ví dụ như đăng ký thời gian kết thúc giảm trừ NPT (báo giảm do hết nghĩa vụ nuôi dưỡng chẳng hạn) hoặc đăng ký lại thời gian bắt đầu tính giảm trừ NPT…
– Chuyển đổi người phụ thuộc từ NLĐ này sang NLĐkhác. Ví dụ như muốn chuyển NPT từ chồng sang vợ thì:
 + Chồng nộp mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN cho công ty của chồng để báo giảm NPT.
+ Vợ nộp mẫu 07/ĐK-NPT-TNCN cho công ty của vợ để đăng ký NPT mà chồng đã báo giảm.
=> Sau đó, Công ty của vợ sẽ tổng hợp và gửi bảng “Đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh” theo Mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN về cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp mình để đăng ký thời điểm bắt đầu giảm trừ cho vợ
Chuyển đổi MST TNCN sang MST người phụ thuộc (Ví dụ: Người phụ thuộc là bố của NLĐ trước đây đã có mã số thuế TNCN => Nay NLĐ muốn đăng ký MST NPT cho bố để được tính giảm trừ => thì sẽ phải thực hiện chuyển đổi MST TNCN của bố sang thành MST NPT => Khi đó sẽ sử dụng mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN để thực hiện chuyển đổi: Đưa thông tin của NPT là bố này vào mục II – Đăng ký thay đổi về NPT, nhập MST TNCN của bố vào cột MST của NPT để hệ thống chuyển đổi
Chốt lại: Mẫu số: 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) (Mẫu 02TH) đáp ứng được mọi vấn đề liên quan đến đăng ký người phụ thuộc
=> Nên khi đăng ký NPT hãy cứ chọn dòng “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” Tức là chọn Mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành kem theo Thông tư 80/2021/TT-BTC – (Mẫu 02TH) để thực hiện

Vì 2 mẫu này có nội dung khác nhau -> cách kê khai khác nhau và cách nộp qua mạng cũng khác nhau nên Kế Toán Trực Tuyến xin được chia ra làm 2 trường cụ thể theo từng loại mẫu như sau:

6.1. Trường hợp 1: Đăng ký người phụ thuộc bằng mẫu “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” (Mẫu 02TH)

Sau khi các bạn đã lựa chọn được tờ khai để đăng ký NPT là mẫu “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” rồi thì các bạn tiến hành Chọn kỳ tính thuế: Chọn lại năm đăng ký và lần đăng ký theo thực tế của doanh nghiệp
=> Rồi sau đó các bạn bấm vào “Đồng ý” để phần mềm hiện thị ra giao diện của tờ khai Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh (Mẫu 02TH):

Bước 2: Làm tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc
Căn cứ vào giấy ủy quyền và các giấy tờ của cá nhân đã nộp để đưa thông tin vào tờ khai
Lưu ý: về cách lựa chọn mục đưa thông tin vào mẫu 02TH:

+ Nếu NPT chưa có MST thì kê khai thông tin vào mục I – Đăng ký cấp mã số thuế cho người phụ thuộc
+ Nếu NPT đã có MST rồi thì kê khai thông tin vào mục II – Đăng ký thay đổi về người phụ thuộc

Cách đưa thông tin về thời gian tính giảm trừ cho 2 cột “Từ tháng” và “Đến tháng” như sau:
+ Cột “Từ tháng”: là thời điểm bắt đầu tính giảm trừ NPT.

+/ Trường hợp NLĐ thay đổi nơi làm việc: thì khai là thời điểm bắt đầu tính giảm trừ NPT tại công ty mới.

Ví dụ: NLĐ A chuyển đổi nơi làm việc từ công ty Bảo An sang công ty dichvuketoan.pro.vn vào tháng 3/2025 => Thì khi chuyển NPT sang đăng ký giảm trừ tại công ty dichvuketoan.pro.vn thì sẽ khai tại cột “Từ tháng” là tháng 03/2025

+/ Trường hợp chuyển đổi NPT từ NLĐ này sang NLĐ khác (Ví dụ chuyển NPT là con từ vợ sang chồng hoặc ngược lại) thì khai là thời điểm bắt đầu tính giảm trừ NPT cho NLĐ đó

Ví dụ: 2 vợ chồng có chung 1 người con sinh vào tháng 2/2025
=> Tại năm 2025, Người vợ đã đăng ký NPT là người con chung này. Và vì trong cùng 1 năm dương lịch không được vừa tính giảm trừ cho chồng, vừa tính giảm trừ cho vợ nên phải đợi hết năm 2025, Sang đến năm 2026 mới chuyển đổi được sang cho chồng
=> Đến cuối năm 2025 thì thực hiện chuyển đổi:
+ Nếu tại thời điểm đăng ký người vợ chưa kê khai thời điểm kết thúc thì người vợ sẽ đăng ký cắt giảm NPT, kê khai thời điểm kết thúc là tháng 12/2025. Còn Nếu tại thời điểm đăng ký người vợ đã kê khai thời điểm kết thúc giảm trừ NPT là tháng 12/2025 rồi thì người vợ sẽ không phải làm thủ tục đăng ký cắt giảm NPT nữa
=> Khi chồng đăng ký NPT tại công ty chồng thì sẽ khai thời điểm bắt đầu tính giảm trừ NPT là từ tháng 01/2026

+/ Trường hợp NLĐ đăng ký giảm trừ NPT cho thời gian trước năm hiện tại do thực hiện quyết toán lại những năm trước thì khai là thời điểm bắt đầu tính giảm trừ NPT tương ứng năm quyết toán trước năm hiện tại.

Ví dụ: Hiện tại là năm 2025 => NLĐ A muốn quyết toán lại năm 2023 để được tính giảm trừ NPT cho năm 2023 (tính bắt đầu từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng là tháng 3/2023) thì tại cột “Từ tháng” sẽ khai là tháng 03/2023

+ Cột “Đến tháng”: là thời điểm kết thúc tính giảm trừ NPT.

+/ Trường hợp NLĐ chưa xác định được thời điểm kết thúc tính giảm trừ NPT thì bỏ trống.
+/ Trường hợp NLĐ thay đổi thời điểm kết thúc tính giảm trừ NPT (bao gồm cả trường hợp đã khai hoặc bỏ trống cột “Đến tháng” khi đăng ký trước đó) thì NLĐ thực hiện khai bổ sung Bản đăng ký người phụ thuộc để cập nhật lại cột “Đến Tháng” theo thời điểm thực tế kết thúc tính giảm trừ NPT.

Bước 3: Kết xuất tờ khai mẫu “Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” (Mẫu 02TH) dạng XML để nộp qua mạng

Bước 4: Nộp tờ khai đăng ký NPT dạng XML qua mạng

Cách nộp tờ khai Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” (Mẫu 07/THĐK-NPT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC) (Mẫu 02TH) như sau:
Bước 4.1: Truy cập vào trang web: thuedientu.gdt.gov.vn

Đăng nhập vào hệ thống bằng tên tài khoản và mật khẩu của công ty bạn

Bước 4.2: Đăng ký thêm tờ khai Mẫu 02TH (nếu trước đó chưa từng thực hiện đăng ký mẫu này)

=> Bấm vào mục “Khai Thuế” => Bấm chọn chức năng “Đăng ký tờ khai” => Bấm vào “Đăng ký thêm tờ khai” Tìm đến phần tờ khai thuế TNCN rồi bấm chọn vào dòng của tờ khai 02TH – Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh” => Sau đó kéo đến cuối bảng thêm tờ khai để ấn vào “Tiếp tục” => Sau đó bấm vào “Chấp nhận” để thêm tờ khai 02TH

Bước 4.3: Nộp tờ khai

=> Bấm vào mục “Khai Thuế” => Bấm chọn chức năng “Nộp tờ khai XML
=> Sau đó bấm vào “Chọn tệp tờ khai” để mở đường dẫn (nơi lưu tờ khai 02TH dạng XML đã kết xuất từ phần mềm HTKK trước đó)

Bước 4.4: Bấm vào “Ký điện tử” rồi nhập mã pin để ký

(lưu ý: trước đó đã cắm USB token vào máy)

Bước 4.5: Bấm vào “Nộp hồ sơ đăng ký thuế” để gửi hồ sơ qua mạng
Bước 4.6: Kiểm tra kết quả tại mail đã đăng ký để nhận thông báo của CQT

Hệ thống thuedientu@gdt.gov.vn sẽ gửi cho doanh nghiệp 2 mail thông báo:
+ 1 mail đầu là thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử
+ Mail thứ 2 là: Gửi kết quả cấp mã số thuế người phụ thuộc

  • Sau khi nhận được mail thứ 2 thì các bạn kiểm tra kết quả trên thông báo tại mail này để xem việc đăng ký đã thành công hay chưa, có xảy ra lỗi nào hay không
  • Doanh nghiệp có thể truy cập vào trang web: http://thuedientu.gdt.gov.vn

Bước 5: Kiểm tra, tra cứu kết quả đăng ký, cấp MST người phụ thuộc: 

Cách 1: Kiểm tra kết quả tại mail đã đăng ký để nhận thông báo của CQT
Hệ thống thuedientu@gdt.gov.vn sẽ gửi cho doanh nghiệp 2 mail thông báo:

+ 1 mail đầu là thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử
+ Mail thứ 2 là: Gửi kết quả cấp mã số thuế người phụ thuộc

Sau khi nhận được mail thứ 2 thì các bạn kiểm tra kết quả trên thông báo tại mail này để xem việc đăng ký đã thành công hay chưa, có xảy ra lỗi nào hay không

Cách 2: Tra cứu tại hệ thống thuế điện tử

+/ Doanh nghiệp có thể truy cập vào trang web: http://thuedientu.gdt.gov.vn để tra cứu chi tiết kết quả cấp mã số thuế phụ thuộc

Đăng nhập vào trang web: http://thuedientu.gdt.gov.vn rồi thực hiện:
=> Bấm vào mục “Khai Thuế” => Bấm chọn chức năng “Tra cứu tờ khai
=> Bấm chọn tờ khai 02TH – Bảng tổng hợp đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
=> Rồi bấm vào “Tra cứu” để biết kết quả

6.2. Trường hợp 2:  Đăng ký người phụ thuộc bằng mẫu “20-ĐK-TH-TCT Đăng ký thuế tổng hợp NPT của CN có thu nhập từ TL, TC” (Tờ khai đăng ký NPT Mẫu số: 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC)

Sau khi các bạn đã lựa chọn được tờ khai để đăng ký NPT là mẫu “20-ĐK-TH-TCT Đăng ký thuế tổng hợp NPT của CN có thu nhập từ TL, TC” rồi thì các bạn tiến hành Chọn kỳ tính thuế: Chọn lại năm đăng ký và lần đăng ký theo thực tế của doanh nghiệp

=> Rồi sau đó các bạn bấm vào “Đồng ý” để phần mềm hiện thị ra giao diện của tờ khai Đăng ký thuế tổng hợp NPT mẫu 20-ĐK-TH-TCT:

Bước 2: Làm tờ khai đăng ký thuế tổng hợp người phụ thuộc
Bước 2.1. Tích chọn mục đích làm tờ khai là “Đăng ký thuế” hay “Thay đổi thông tin NPT”

+ Nếu NPT chưa có mã số thuế thì các bạn để nguyên tích chọn ở ô “Đăng ký thuế”
+ Còn nếu NPT mà đã có mã số thuế rồi thì các bạn bấm tích chọn vào ô “Thay đổi thông tin NPT”

Bước 2.2. Kê khai thông tin vào tờ khai Đăng ký thuế tổng hợp NPT mẫu 20-ĐK-TH-TCT

Căn cứ vào giấy ủy quyền và các giấy tờ của cá nhân đã nộp để đưa thông tin vào tờ khai

Cách chọn mục kê khai như sau:
+ Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên (đang nộp Giấy tờ của người phụ thuộc là Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân): thì kê khai thông tin vào mục I. Người phụ thuộc đăng ký thuế bằng CMND/CCCD/Hộ chiếu
+ Nếu người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi (đang nộp Giấy tờ của người phụ thuộc là Giấy khai sinh): thì kê khai thông tin vào mục II. Người phụ thuộc đăng ký thuế bằng giấy khai sinh                                                                       
+ Đối với người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài thì:

+/ Nếu nộp Giấy tờ của NPT là Giấy khai sinh thì kê khai thông tin vào mục II.
+/ Nếu nộp Giấy tờ của NPT là Hộ chiếu thì kê khai thông tin vào mục I.

Bước 3: Kết xuất tờ khai dạng XML để nộp qua mạng

Bước 4: Nộp tờ khai đăng ký NPT dạng XML qua mạng
Trường hợp: Nộp Mẫu “20-ĐK-TH-TCT Đăng ký thuế tổng hợp NPT của CN có thu nhập từ TL, TC” (Tờ khai đăng ký NPT Mẫu số: 20-ĐK-TH-TCT theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC) qua mạng thì thực hiện như sau:

Bước 4.1: Truy cập vào trang web: thuedientu.gdt.gov.vn
Đăng nhập vào hệ thống bằng tên tài khoản và mật khẩu của công ty bạn
Lưu ý: tên tài khoản bắt buộc phải nhập theo cấu trúc “MST-QL” (bắt buộc)
Nếu không nhập đuôi “-QL” sau mã số thuế thì hệ thống trang web sẽ không hiện thị ra chức năng “Đăng Ký Thuế” -> Sẽ không chọn được tại bước 4.2
Bước 4.2: Bấm vào “Đăng Ký Thuế
Bước 4.3: Chọn ô “Nộp tờ khai 20TH từ HTKK
Bước 4.4: Bấm vào ô “Chọn tệp hồ sơ” để tải tờ khai mẫu 20-ĐK-TH-TCT đã kết xuất XML từ phần mềm HTKK tại Bước 3 lên hệ thống thuế điện tử
Bước 4.5: Bấm vào “Ký điện tử” rồi nhập mã pin để ký
(lưu ý: trước đó đã cắm USB token vào máy)
Bước 4.6: Bấm vào “Nộp hồ sơ đăng ký thuế” để gửi hồ sơ qua mạng
 

Bước 5: Kiểm tra, tra cứu kết quả đăng ký, cấp MST người phụ thuộc: 

Cách 1: Kiểm tra kết quả tại mail đã đăng ký để nhận thông báo của CQT
Hệ thống thuedientu@gdt.gov.vn sẽ gửi cho doanh nghiệp 2 mail thông báo:

+ 1 mail đầu là thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử
+ Mail thứ 2 là: Gửi kết quả cấp mã số thuế người phụ thuộc

Sau khi nhận được mail thứ 2 thì các bạn kiểm tra kết quả trên thông báo tại mail này để xem việc đăng ký đã thành công hay chưa, có xảy ra lỗi nào hay không

Cách 2: Tra cứu tại hệ thống thuế điện tử

+/ Doanh nghiệp có thể truy cập vào trang web: http://thuedientu.gdt.gov.vn để tra cứu chi tiết kết quả cấp mã số thuế phụ thuộc

Đăng nhập vào trang web: http://thuedientu.gdt.gov.vn rồi thực hiện:
Bước 1: Chọn chức năng “Đăng Ký Thuế
Bước 2: Bấm Chọn “Tra cứu hồ sơ”
Bước 3: Lựa chọn hồ sơ đăng ký thuế
Bấm vào mũi tên để chọn tờ khai: “20-ĐK-TH-TCT_TT105 Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công thông qua cơ quan chi trả thu nhập
Bước 4: Chọn ngày nộp từ: Bấm vào biểu tượng lịch để chọn ngày, tháng năm

Bước 5: Chọn đến ngày: Bấm vào biểu tượng lịch để chọn ngày, tháng năm

Bước 6: Bấm vào “Tra cứu”

Hệ thống thuế điện tử sẽ hiện thị ra kết quả tra cứu

Bước 7: Bấm vào tệp thông báo tại dòng ngày nộp hồ sơ cần tra cứu kết quả

Hệ thống thuế điện tử sẽ ra danh sách thông báo rồi bấm vào “gửi kết quả cấp mã số thuế người phụ thuộc” là tải được thông báo kết quả về máy tính

————————————————————————————————-
 
——————————————————————————
Công ty kế toán dichvuketoan.pro.vn xin chúc các bạn thành công.

Các bạn muốn làm kế toán thuế thực tế, tự  mình có thể kê khai thuế tháng/quý, cách đăng kýMST cá nhân, người phu thuộc, cách lập tờ khai quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm … có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thuế thực tế.

——————————————————————–

Dịch Vụ Kế Toán Online – Giải Pháp Tối Ưu Cho Doanh Nghiệp

Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc quản lý tài chính và pháp lý trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động và tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ kế toán online đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán chuyên nghiệp mà không cần phải duy trì một phòng kế toán nội bộ tốn kém.

Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online, bao gồm tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, tư vấn luật doanh nghiệp và các thủ tục pháp lý quan trọng.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và thủ tục hành chính.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần tự tìm hiểu và làm các thủ tục phức tạp.

  • Đảm bảo hồ sơ chính xác: Tránh sai sót trong quá trình đăng ký.

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp: Công ty TNHH, cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…

  • Hỗ trợ sau thành lập: Hướng dẫn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, khai báo thuế ban đầu.

Quy Trình Thành Lập Doanh Nghiệp

  1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp

  2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh

  3. Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký

  4. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thiện thủ tục cần thiết


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc kê khai thuế đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn tối ưu hóa chi phí thuế.

Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online

  • Giảm thiểu rủi ro thuế: Đảm bảo kê khai chính xác, tránh bị phạt.

  • Cập nhật kịp thời các chính sách thuế: Doanh nghiệp không cần lo lắng về những thay đổi trong luật thuế.

  • Tiết kiệm chi phí: Không cần thuê kế toán viên nội bộ.

  • Báo cáo minh bạch, chính xác: Cung cấp báo cáo tài chính đầy đủ và đúng thời hạn.

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm

  • Kê khai và nộp thuế hàng tháng, quý, năm.

  • Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế.

  • Tư vấn chính sách thuế.

  • Hỗ trợ kiểm tra và rà soát sổ sách kế toán.


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp luật doanh nghiệp rất phức tạp và liên tục thay đổi. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý, doanh nghiệp cần được tư vấn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

  • Soạn thảo và rà soát hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác…

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp: Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

  • Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: Tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý phát sinh.

  • Thay đổi đăng ký kinh doanh: Thay đổi địa chỉ, người đại diện pháp luật, tăng/giảm vốn điều lệ.

Ưu Điểm Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Luật Online

  • Nhanh chóng, tiện lợi: Doanh nghiệp có thể nhận tư vấn ngay mà không cần gặp trực tiếp.

  • Bảo mật thông tin: Đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp không bị tiết lộ.

  • Chi phí hợp lý: Giúp tiết kiệm chi phí so với thuê luật sư riêng.


4. Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Các Dịch Vụ Hỗ Trợ Bao Gồm

  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

  • Đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù.

  • Khai báo lao động, đăng ký bảo hiểm xã hội.

  • Thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Hỗ Trợ Thủ Tục

  • Đồng bộ thông tin và tài liệu: Mọi giấy tờ được xử lý chuyên nghiệp.

  • Giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh chính: Không bị gián đoạn bởi các thủ tục hành chính.

  • Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ chính xác.


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ kế toán online, chúng tôi cam kết:

  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Luôn cập nhật chính sách mới nhất.

  • Hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp: Mọi vấn đề của khách hàng đều được xử lý kịp thời.

  • Chi phí hợp lý, minh bạch: Không có chi phí ẩn.

  • Bảo mật thông tin tuyệt đối: Cam kết giữ bí mật dữ liệu doanh nghiệp.


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật và tối ưu hóa hoạt động tài chính. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp kế toán chuyên nghiệp, tiện lợi và hiệu quả, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Hotline: 0946724666 📍 Địa chỉ: Phòng 601, Số 112, đường Mễ Trì Hạ, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bài viết liên quan
Contact